Chia sẻ:

VIC và VRE ‘khởi nghĩa’, VN-Index tăng hơn 22 điểm

Thị trường về cuối phiên giao dịch tiếp tục có nhiều bất ngờ và theo chiều hướng tích cực. Hai cổ phiếu VICVRE dẫn đầu đà tăng mạnh của thị trường. Cụ thể, VRE bất ngờ tăng kịch trần lên 48.850 đồng/CP và khớp lệnh 2,4 triệu cổ phiếu. VIC tăng 6,5% lên 132.000 đồng/CP.

 

Việc VICVRE bứt phá đã giúp khởi động đà hồi phục của hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn khác. Ngay sau khi hai cổ phiếu này phát động, các mã như SAB, PLX, MSN, GAS, FPT, BVH… đều bứt phá mạnh và giúp nới rộng sắc xanh của VN-Index. Trong đó, GAS tăng vọt 6,2% lên 118.000 đồng/CP. SAB tăng 4,2% lên 246.000 đồng/CP.

 

Không chỉ dừng ở đó, đà tăng còn lan rộng đến nhiều nhóm cổ phiếu khác như chứng khoán, BĐS, xây dựng, bảo hiểm…

 

Ở chiều ngược lại, VND tưởng chừng như sẽ hồi phục trở lại sau phiên tăng trần hôm trước thì đến giờ lại bị bán về mức giá sàn và khớp lệnh được 2,4 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, HDBNVL cũng giảm trên 2%.

 

Đáng chú ý, đà tăng của HNX-Index không được mạnh như VN-Index do nhóm cổ phiếu trụ cột không bứt phá quá mạnh. Các mã như ACB, PVS, PLX, PVI… đều chỉ tăng nhẹ nên lực đẩy còn khá yếu.

 

Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp với tổng khối lượng giao dịch đạt trên 198 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt trên 5.100 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.000 tỷ đồng.

 

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 22,13 điểm (2,12%) lên 1.066,98 điểm. Toàn sàn có 171 mã tăng, 122 mã giảm và 45 mã đứng giá.

 

HNX-Index tăng 0,51 điểm (0,42%) lên 123,28 điểm. Toàn sàn có 95 mã tăng, 72 mã giảm và 50 mã đứng giá.

 

Không được như hai sàn niêm yết, UPCoM-Index phiên hôm nay giảm nhẹ 0,29 điểm (-0,52%) xuống 55,89 điểm. Các cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đối với UPCoM-Index là SCS, MCH, MPC, FOX, VEF… đều chìm trong sắc đỏ.

 

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tất cả các hợp đồng đều tăng mạnh, trong đó, hợp đồng tháng 5 (VN30F1805) tăng 22,8 điểm lên 1.056,8 điểm Hợp đồng tháng 6 (VN30F1806) còn tăng đến 25,9 điểm lên 1.065,9 điểm. Việc phái sinh tăng mạnh đã giúp tâm lý nhà đầu tư tỏ ra lạc quan hơn với thị trường trong phiên và là động lực giúp thị trường có được sự bứt phá mạnh.

Thị trường phiên sáng nay đã có sự phân hóa rõ nét ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên, các chỉ số chính vẫn còn duy trì được sắc xanh nhờ vào lực đẩy đến từ một số cổ phiếu trụ cột, trong đó đóng vai trò lớn nhất là VIC và FPT. Phiên sáng nay, VIC tăng mạnh 2,3% lên 126.800 đồng/CP còn FPT tăng 3% lên 61.300 đồng/CP.

 

Ngoài ra, các cổ phiếu dầu khí cũng đã có một khoảng thời gian giao dịch tích cực. Các mã như GAS, PVS, PVD, PVC… đều đồng loạt tăng. GAS phiên sáng nay tăng 1,9% lên 113.200 đồng/CP. PVS tăng 1,6% lên 18.800 đồng/CP…

 

Một số cổ phiếu lớn khác là SSI, VRE, ROS, PLX… cũng đồng loạt tăng và giúp củng cố vững sắc xanh của hai chỉ số chính.

 

Ở hướng ngược lại, VPB đã thoát khỏi mức giá sàn nhưng vẫn còn giảm 3,7% xuống 49.800 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh tăng vọt lên 6,9 triệu cổ phiếu. Tương tự, VND giảm sâu 4,5% xuống 24.150 đồng/CP. Ngoài ra, các mã như TPB, NVL, HSG, KDC… cũng đều chìm trong sắc đỏ và gây áp lực tương đối lớn đến đà tăng của thị trường chung.

 

Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp với tổng khối lượng giao dịch trên HOSE và HNX đạt 96,5 triệu cổ phiếu, trị giá 2.600 tỷ đồng.

 

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 4,46 điểm (0,43%) lên 1.049,31 điểm. Toàn sàn có 132 mã tăng, 129 mã giảm và 51 mã đứng giá.

 

HNX-Index tăng 0,05 điểm (0,04%) lên 122,82 điểm. Toàn sàn có 61 mã tăng, 67 mã giảm và 55 mã đứng giá.

 

Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới trong sắc xanh. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường đồng loạt tăng giá và giúp kéo cả hai chỉ số chính lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, thị trường ghi nhận sự bứt phá mạnh của các cổ phiếu như VIC, FPT, SSI, VRE… Trong đó, FPT đang tăng mạnh 3% lên 61.300 đồng/CP. VIC tăng 2,3% lên 126.800 đồng/CP. VRE tăng 1,3% lên 46.300 đồng/CP. PLX cũng đang tăng 2% lên 65.300 đồng/CP.

 

Bên cạnh đó, các cổ phiếu dầu khí đang có những diễn biến tích cực. GAS tăng 1% lên 112.200 đồng/CP. PVS tăng 2,2% lên 18.900 đồng/CP. PVD tăng 1% lên 15.250 đồng/CP. Được biết, giá dầu tăng mạnh trong tuần trước sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và dọa tái áp đặt “những lệnh trừng phạt kinh tế ở cấp độ cao nhất” với quốc gia này.

 

Trong nhóm ngân hàng sự phân hóa mạnh đã diễn ra. VPB đang bị bán xuống mức giá sàn do ảnh hưởng bởi thông tin Cơ quan Thanh tra Giám sát vừa có văn bản phản hồi Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) liên quan FE Credit. Việc thanh tra đối với FE Credit đã được cơ quan này đưa vào kế hoạch thanh tra năm 2018. Quá trình thanh tra FE Credit, cơ quan này sẽ xem xét các nội dung người tiêu dùng phản ánh để xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, EIB, HDB, VCB và TPB cũng lùi xuống dưới mốc tham chiếu do tác động xấu từ VPB lên thị trường chung.

 

Trong khi đó, BID và CTG vẫn duy trì được sắc xanh. BID tăng nhẹ 0,3% lên 34.100 đồng/CP.

 

VND sau phiên tăng trần cuối tuần trước thì hiện tại giảm sâu trở lại 4,3% xuống 24.200 đồng/CP.

 

Sau khoảng hơn 1 giờ giao dịch, VN-Index đang tăng 2,28 điểm (0,22%) lên 1.047,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 34 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 1.060,4 tỷ đồng.

 

HNX-Index tăng 0,35 điểm (0,16%) lên 224,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,2 triệu cổ phiếu, trị giá 80 tỷ đồng.

 

VCBS cho biết, tuần tới sẽ là thời điểm cổ phiếu của CTCP Vinhomes được chính thức giao dịch tại HSX. Trong bối cảnh chỉ số vừa có một tuần phục hồi nhẹ sau 5 tuần liên tiếp giảm khá mạnh, cổ phiếu Vinhomes được kỳ vọng sẽ giao dịch tích cực trong một số phiên đầu tiên và theo đó tác động tích cực đến sự phục hồi của thị trường nhờ quy mô vốn hóa lớn trong VN Index (dự kiến đứng thứ 3, sau VIC và VNM). Giai đoạn này nhà đầu tư được khuyến nghị cân bằng giữa mục tiêu quản trị rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận. Cụ thể, nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng những phiên hồi phục của chỉ số để “lướt sóng” ở những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và đang ở trong trạng thái quá bán sau một giai đoạn giảm giá mạnh. Trong khi đó, nhà đầu tư dài hạn cần cập nhật tình hình kinh doanh và đánh giá lại triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm nay cũng như mức độ phản ánh các thông tin vào giá để cơ cấu lại danh mục nếu cần thiết.

Bình An


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.