Xu hướng tăng lãi suất tiền gửi khởi đầu từ cuối quý I/2024 đang có dấu hiệu đảo chiều. Trong ba tháng gần đây, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất tiền gửi trở lại, trong bối cảnh nguồn vốn đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ nhưng tín dụng chưa theo kịp. Với những chỉ đạo, yêu cầu từ phía cơ quan quản lý, các ngân hàng càng có động lực để điều chỉnh giảm lãi suất.
ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH
1. Tin Quốc tế
Chờ đợi chỉ báo lạm phát CPI tại Mỹ công bố vào ngày 12/3
Viện Quản lý Cung ứng Mỹ (ISM) công bố chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ tại nước này ở mức 53.5% trong tháng 2, tăng lên từ 52.8% của tháng 1. Tuy nhiên, PMI lĩnh vực sản xuất tại nước này chỉ đạt 50.3% trong tháng 2, giảm xuống từ 50.9% của tháng 1. Tại thị trường lao động, thu nhập bình quân tại Mỹ tăng 0.3% so với tháng trước trong tháng 2, nối tiếp đà tăng 0.4% ở tháng 1 và khớp với dự báo. Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên mức 4.1% trong tháng 2, tăng từ mức mức 4% của tháng 1. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu kết thúc ngày 1/3 ở mức 221 nghìn đơn, giảm xuống từ 242 nghìn của tuần trước đó. Số đơn trung bình 4 tuần gần nhất là 224.24 nghìn, tăng nhẹ 250 đơn so với 4 tuần liền trước. Trong tuần này, thị trường chờ đợi chỉ báo lạm phát CPI tại Mỹ, được công bố vào 19:30 ngày 12/3 theo giờ Việt Nam.
NHTW châu Âu (ECB) tiếp tục cắt giảm lãi suất
Trong cuộc họp ngày 6/3, ECB nhận định quá trình giảm lạm phát đang đi đúng hướng. Cơ quan này dự báo lạm phát trong năm nay sẽ xuống còn 2.3% so với cùng kỳ, 2026 là 1.9% và 2027 là 2.0%. Hầu hết các thước đo đều cho thấy lạm phát sẽ ổn định ở ngưỡng mục tiêu trung hạn 2,0% mà ECB theo đuổi.
Đối với kinh tế, ECB dự báo GDP khu vực Eurozone sẽ tăng khoảng 0.9% trong năm nay, 1.2% năm 2026 và 1.3% năm 2027. Tình hình kinh tế được cho rằng sẽ khó khăn, do lực cản từ các đợt tăng lãi suất trước đây vẫn đang khiến lượng cấp tín dụng ở mức thấp. Ngoài ra, tính bất định từ các chính sách thương mại và nhiều chính sách khác cũng tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường.
Do đó, ECB quyết định cắt giảm bộ 3 lãi suất chính sách thêm 0.25 điểm phần trăm theo đúng kỳ vọng của thị trường. Theo đó, lãi suất cho vay tái cấp vốn, lãi suất cho vay cận biên và lãi suất tiền gửi tại ECB lần lượt xuống còn 2.65%; 2.90% và 2.50%.
2. Tin Trong nước
Ngân hàng đẩy mạnh thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA)
Trong thời gian vừa qua, một loạt các nhà băng triển khai tính năng mới trên ứng dụng ngân hàng số như VIB, MSB, LPBank… Vào tháng 2/2025, VIB triển khai tài khoản “Siêu lợi suất”. Theo đó, khách hàng kích hoạt tính năng này trên ứng dụng MyVIB, lựa chọn ngưỡng số dư tiêu chuẩn (10 triệu đồng hoặc 100 triệu đồng), số tiền vượt ngưỡng sẽ tự động chuyển vào tài khoản “Siêu lợi suất” và hưởng lãi suất lên đến 4,3%/năm (Mức lợi suất tăng dần theo số ngày khách hàng duy trì số dư trong tài khoản). Tại Techcombank, sau 1 năm ra mắt sản phẩm “Sinh lời tự động – Auto earning”, ngân hàng đã ghi nhận hơn 2.2 triệu khách hàng đăng ký tính năng, trung bình 11 nghìn khách hàng đăng ký mỗi ngày. Số dư khách hàng đăng ký “Sinh lời tự động” đạt hơn 67,400 tỷ đồng, đóng góp 33% vào tăng trưởng CASA của khối khách hàng cá nhân của ngân hàng.
CASA là một trong những yếu tố chính giúp ngân hàng có thể huy động nguồn vốn với chi phí thấp, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhờ tỷ lệ CASA cao, ngân hàng có khả năng cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Trong năm 2025, việc nâng cao tỷ lệ CASA càng được kỳ vọng khi ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Làn sóng giảm lãi suất tiền gửi lan rộng
Sau cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước ngày 25/2 vừa qua, tiếp tục có thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi. Tiền gửi của BacA Bank tiếp tục giảm 0.25 điểm phần trăm ở kỳ hạn dưới 12 tháng và giảm 0.3 điểm phần trăm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đây là lần giảm lãi suất thứ 2 của ngân hàng này kể từ đầu năm đến nay, sau lần giảm vào cuối tháng 1. VietBank cũng giảm lãi suất tiền gửi 0.2 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1-4 tháng, giảm 0.3 điểm phần trăm kỳ hạn 5-9 tháng, giảm 0.2 điểm phần trăm kỳ hạn 12 tháng,…
Như vậy, xu hướng tăng lãi suất tiền gửi khởi đầu từ cuối quý I/2024 đang có dấu hiệu đảo chiều. Trong ba tháng gần đây, nhiều ngân hàng đã có động thái giảm lãi suất trở lại, trong bối cảnh nguồn vốn đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ nhưng tín dụng chưa theo kịp. Với những chỉ đạo, yêu cầu từ phía cơ quan quản lý, các ngân hàng càng có động lực để điều chỉnh giảm lãi suất. Tuy nhiên, lạm phát có xu hướng tăng có thể tạo áp lực cho mặt bằng lãi suất trong thời gian tới.
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Lãi suất VND: lãi suất VND liên ngân các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống giảm mạnh. Chốt ngày 7/3, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch ở mức: qua đêm 3.99% (-0.81%); 1 tuần 4.09% (-0.79%); 2 tuần 4.27% (-0.61%); 1 tháng 4.43% (-0.50%) so với phiên cuối tuần trước đó.
Lãi suất USD: biến động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn trong tuần qua. Phiên 7/3, lãi suất USD liên ngân hàng giao dịch tại: qua đêm 4.31% (không thay đổi); 1 tuần 4.37% (-0.01%); 2 tuần 4.42% (-0.01%) và 1 tháng 4.48% (không thay đổi) so với phiên cuối tuần trước đó.
Thời hạn |
Kết tuần 3 tháng 2 21/02/25) | Kết tuần 4 tháng 2 28/02/25) | Kết tuần 1 tháng 3 07/03/25) | Biến động |
Qua đêm |
4.07 | 4.80 | 3.99 | -0.81 |
1 tuần |
4.42 | 4.88 | 4.09 |
-0.79 |
2 tuần | 4.58 | 4.88 | 4.27 |
-0.61 |
1 tháng | 4.47 | 4.93 | 4.43 |
-0.50 |
Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng
Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước
Dự báo thị trường tiền tệ
- Xu hướng tăng lãi suất tiền gửi khởi đầu từ cuối quý I/2024 đang có dấu hiệu đảo chiều. Trong ba tháng gần đây, nhiều ngân hàng đã có động thái giảm lãi suất tiền gửi trở lại, trong bối cảnh nguồn vốn đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ nhưng tín dụng chưa theo kịp. Với những chỉ đạo, yêu cầu từ phía cơ quan quản lý, các ngân hàng càng có động lực để điều chỉnh giảm lãi suất. Tuy nhiên, lạm phát có xu hướng tăng có thể tạo áp lực cho mặt bằng lãi suất trong thời gian tới.
2. Thị trường Trái phiếu chính phủ
Trên thị trường sơ cấp: ngày 5/3, Kho bạc Nhà nước đấu thầu thành công 18,000 tỷ đồng/19,500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu đạt 92%). Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được toàn bộ 18,000 tỷ đồng gọi thầu, lãi suất trúng thầu là 2.97%, không đổi so với phiên đấu thầu trước đó. Kỳ hạn 15 năm và 30 năm không có khối lượng trúng thầu ở cả hai kỳ hạn.
Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch Outright và Repos đạt trung bình 15,598 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ so với mức 14,070 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua giảm ở tất cả các kỳ hạn. Chốt phiên 7/3. lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 2.08% (-0.005%); 2 năm 2.10% (-0.01%); 3 năm 2.16% (-0.01%); 5 năm 2.32% (-0.10%); 7 năm 2.67% (-0.16%); 10 năm 2.95% (-0.13%); 15 năm 3.14% (-0.12%); 30 năm 3.41% (-0.04%) so với phiên cuối tuần trước.
Kỳ hạn |
Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 5/3 (KBNN) |
10 năm |
2.97% (không đổi) |
Kỳ hạn |
Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 12/03 (tỷ VND) |
10 năm |
13,000 |
15 năm |
1,000 |
20 năm |
500 |
30 năm |
500 |
Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp
Dự báo thị trường TPCP
- Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường sơ cấp tăng trở lại kèm lợi suất trúng thầu không đổi.
- Thị trường thứ cấp ghi nhận giá trị giao dịch tăng nhẹ so với tuần trước đó đi kèm mức lợi suất tiếp tục giảm nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn.
- Lãi suất trên hai thị trường có xu hướng điều chỉnh giảm hoặc không đổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN.
3. Thị trường mở
Thị trường 4-7/3, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu 150,000 tỷ đồng với 5 kỳ hạn 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày, 35 ngày và 91 ngày, lãi suất đều ở mức 4.0%. Có 41,100.84 tỷ đồng trúng thầu và có 45,958.73 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua trên kênh cầm cố.
NHNN chào thầu tín phiếu NHNN kỳ hạn 7 ngày, đấu thầu lãi suất ở 2 phiên đầu tuần. Có 1,999.8 tỷ đồng trúng thầu. Lãi suất trúng thầu giảm dần từ mức 3.2% xuống mức 3.1%. Có 5,999.3 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong tuần qua.
Như vậy, NHNN hút ròng 858.39 tỷ đồng khỏi thị trường trong tuần qua kênh thị trường mở. Có 63,812.85 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 1,999.8 tỷ đồng tín phiếu NHNN lưu hành trên thị trường.
4. Thị trường ngoại hối
Trong tuần qua, tỷ giá tăng – giảm đan xen.
- Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng mạnh phiên đầu tuần rồi giảm dần trở lại. Chốt ngày 7/3, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,730 VND/USD, tăng nhẹ 4 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
- Tỷ giá VND/USD liên ngân hàng có xu hướng giảm. Kết thúc phiên 07/03, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 25,508, giảm 53 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
- Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do ít biến động. Chốt phiên 7/3, tỷ giá tự do tăng 40 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25,710 VND/USD và 25,810 VND/USD.
Tỷ giá ngày 03/03/2025 | Tỷ giá ngày 10/03/2025 | ||||
Ngoại tệ |
Mua | Bán | Mua | Bán | Biến động |
USD |
23,571 | 25,945 | 23,567 | 25,941 | -4 |
EUR |
24,501 | 27,080 | 25,552 | 28,241 | +1,161 |
JPY |
156 | 173 | 160 | 176 |
+3 |
GBP | 29,655 | 32,777 | 30,430 | 33,633 |
+856 |
CHF | 26,070 | 28,814 | 26,811 | 29,634 |
+820 |
AUD | 14,637 | 16,177 | 14,849 | 16,412 |
+235 |
CAD | 16,289 | 18,004 | 16,374 | 18,098 |
+94 |
Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN
Nguồn: Website NHNN
Dự báo thị trường ngoại hối
- Loạt số liệu kinh tế ảm đạm của Mỹ được công bố gần đây làm gia tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sớm cắt giảm lãi suất. Thị trường kỳ vọng Fed có thể sẽ có đợt giảm lãi suất tiếp theo vào tháng 6, và khả năng sẽ có thêm 1-2 đợt giảm nữa trong nửa sau của năm. Áp lực mất giá đối với USD còn đến từ đà tăng giá mạnh của đồng euro trong tuần này.
- Trong thời gian tới, tỷ giá tiếp tục biến động bởi sự khó đoán định của các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Trung quốc.
Quyền miễn trừ trách nhiệm
Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.
ABS cung cấp trọn bộ tài liệu hỗ trợ đầu tư, bao gồm báo cáo cổ phiếu, báo cáo triển vọng ngành, khuyến nghị đầu tư, bản tin thị trường định kỳ,…được nghiên cứu và phân tích toàn diện và chuyên sâu, cập nhật tức thời và thường xuyên. Xem thêm bộ tài liệu đầu tư này tại đây.

