Trong ngắn hạn, tỷ giá và lạm phát đều trong tầm kiểm soát, nhưng về dài hạn, sự ổn định này sẽ phụ thuộc vào khả năng phối hợp chính sách và năng lực ứng phó với các cú sốc toàn cầu, vốn là điều không thể đoán trước.
ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH
1. Tin Quốc tế
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp
Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đã nới lỏng lập trường chính sách trong cuộc họp vào tháng 1/2025, đánh dấu động thái nới lỏng tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 2020. Hôm 14/4, cơ quan này cho biết họ sẽ giảm tỷ lệ tăng giá của biên độ chính sách được gọi là tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đô la Singapore (gọi tắt là SGD NEER). MAS không sử dụng lãi suất như các ngân hàng trung ương khác, mà điều hành chính sách thông qua việc kiểm soát tỷ giá.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan
Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương. Tại Canada, ngân hàng trung ương nước này (BOC) có khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào 16/4 để đề phòng rủi ro lạm phát phát sinh từ căng thẳng thương mại với Mỹ. Ngược lại, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang được kỳ vọng sẽ hạ lãi suất trong phiên họp ngày hôm sau. Các ngân hàng khu vực châu Á, Trung Đông và châu Phi có thể giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp sắp tới.
2. Tin Trong nước
Triển khai các gói tín dụng mới
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch về việc nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Theo đó, giai đoạn 2025-2030, Hà Nội sẽ phân bổ 6,000 tỉ đồng cho tín dụng chính sách, ưu tiên người nghèo, người yếu thế, người lao động bị mất việc làm do sắp xếp lại địa giới hành chính, người chấp hành xong án phạt tù; học sinh, sinh viên, hộ dân cần vốn cải thiện điều kiện vệ sinh, nước sạch và nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, đại diện nhiều ngân hàng đều nhất trí về chủ trương triển khai gói tín dụng 500,000 tỉ đồng, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số. Thực tế, các ngân hàng đang tham gia tài trợ nhiều dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia. Chẳng hạn, ngân hàng Vietcombank đã tham gia tài trợ dự án đường dây truyền tải điện Lào Cai – Vĩnh Yên, nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, sân bay quốc tế Long Thành. Trong khi ngân hàng VIB cũng tài trợ các dự án hạ tầng như BOT, sản xuất, truyền tải điện… Đại diện VIB cho biết, ngân hàng sẵn sàng triển khai gói tín dụng từ 5,000-10,000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi thấp hơn khoảng 1% so với mặt bằng thông thường.
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tiêu dùng 2025
Lợi nhuận một số công ty tiêu dùng tăng trưởng mạnh trở lại và nhu cầu vốn tiêu dùng dự báo hồi phục sẽ tác động tích cực lên lợi nhuận trong năm nay. Cụ thể, Home Credit Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế 1,290 tỷ đồng, tăng gấp 3.5 lần so với năm 2023 (375 tỷ đồng). FE Credit đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng. Sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu này đến từ tăng trưởng quy mô tín dụng, nỗ lực nâng cao chất lượng tài sản, tối ưu chi phí và quản trị rủi ro, thu hồi nợ hiệu quả. Đây là kết quả của quá trình tái cấu trúc toàn diện trong hai năm (2023, 2024) và sự trợ lực từ hai định chế tài chính lớn trong và ngoài nước là VPBank và Công ty Tài chính tiêu dùng SMBC (SMBC CF, thuộc Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group). Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên, trong khi ngành ngân hàng phấn đấu đạt mức tăng trưởng tín dụng 16%. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tín dụng tiêu dùng khi việc làm, thu nhập của người lao động gia tăng và sức mua của người dân được cải thiện. Đồng thời, chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ nhu cầu vay tiêu dùng, mang lại cơ hội lớn.
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Lãi suất VND: lãi suất VND liên ngân các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống tăng mạnh phiên đầu tuần rồi quay đầu giảm trở lại. Chốt ngày 11/04, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch ở mức: qua đêm 4.07% (+0.01%); 1 tuần 4.28% (-0.02%); 2 tuần 4.48% (0.08%); 1 tháng 4.62% (+0.06%) so với phiên cuối tuần trước đó.
Lãi suất USD: biến động tăng ở tất cả các kỳ hạn trong tuần qua. Phiên 11/04, lãi suất USD liên ngân hàng giao dịch tại: qua đêm 4.30% (-0.02%); 1 tuần 4.37% (-0.02%); 2 tuần 4.43% (-0.01%) và 1 tháng 4.49% (không đổi) so với phiên cuối tuần trước đó.
Thời hạn |
Kết tuần 4 tháng 3 (28/03/25) | Kết tuần 1 tháng 4 (04/04/25) | Kết tuần 1 tháng 4 (11/04/25) | Biến động |
Qua đêm |
3.58 | 4.06 | 4.07 | +0.01 |
1 tuần |
4.46 | 4.30 | 4.28 |
-0.02 |
2 tuần | 4.56 | 4.40 | 4.48 |
+0.08 |
1 tháng | 4.62 | 4.56 | 4.62 |
+0.06 |
Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng
Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước
Dự báo thị trường tiền tệ
- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn có dư địa để giảm thêm lãi suất, đặc biệt là các công cụ gián tiếp như OMO hoặc lãi suất tái chiết khấu, đặc biệt là sau khi Mỹ công bố chính sách thuế đối ứng. Tuy nhiên, mức độ và tốc độ cần được cân nhắc kỹ, để tránh phát đi tín hiệu lỏng lẻo quá mức trong bối cảnh các yếu tố bên ngoài còn nhiều bất định.
2. Thị trường Trái phiếu chính phủ
Trên thị trường sơ cấp: Ngày 9/4, Kho bạc Nhà nước đấu thầu thành công 6,100 tỷ đồng/11,500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu đạt 53%). Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được 6,000 tỷ đồng/10,000 tỷ đồng gọi thầu và kỳ hạn 15 năm huy động được 100 tỷ đồng/ 500 tỷ đồng gọi thầu. Kỳ hạn 5 năm và 30 không có khối lượng trúng thầu ở cả 2 kỳ hạn. Lãi suất trúng thầu ở kỳ hạn 10 năm là 3.0% (+0.04%) và 15 năm là 3.08% (+0.08%) so với phiên trước đó.
Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch Outright và Repos đạt trung bình 13.590 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ từ mức 12,357 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giữ nguyên ở hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ giảm ở các kỳ hạn 5 và 7 năm. Chốt phiên 11/04, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 3 năm 2.17%; 5 năm 2.37%; 7 năm 2.73%; 10 năm 3.04%; 15 năm 3.20%.
Kỳ hạn |
Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 2/4 (KBNN) |
10 năm |
3.00% (+0.04%) |
15 năm |
3.08% (+0.08%) |
Kỳ hạn |
Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 16/4 (tỷ VND) |
5 năm |
3,000 |
10 năm |
8,000 |
15 năm |
500 |
30 năm |
500 |
Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp
Dự báo thị trường TPCP
- Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường duy trì ở mức trung bình kèm lợi suất trúng thầu tăng nhẹ.
- Thị trường thứ cấp ghi nhận giá trị giao dịch tăng nhẹ so với tuần trước đó đi kèm mức lợi suất giữ nguyên ở hầu hết các kỳ hạn.
- Trong ngắn hạn, có thể lãi suất trên hai thị trường có xu hướng tăng trở lại.
3. Thị trường mở
Thị trường 08/04 – 11/04, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu 94,000 tỷ đồng với 4 kỳ hạn 7 ngày, 14 ngày, 35 ngày và 91 ngày, lãi suất đều giữ ở mức 4.0%. Có 55,114.82 tỷ đồng trúng thầu; có 35,257.88 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua trên kênh cầm cố.
NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN. Không có khối lượng tín phiếu đáo hạn trong tuần qua.
Như vậy, NHNN bơm ròng 6,733.51 tỷ đồng ra thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở phiên hôm qua. Có 108,968.84 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố; không có tín phiếu lưu hành trên thị trường.
4. Thị trường ngoại hối
Trong tuần qua, tỷ giá tăng – giảm đan xen.
- Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng vào cuối tuần. Chốt ngày 11/04, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,9646 VND/USD, tăng 78 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
- Tỷ giá VND/USD liên ngân biến động giảm. Kết thúc phiên 11/04, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 25,760, giảm 25 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
- Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do biến động theo xu hướng tăng. Chốt phiên 11/04, tỷ giá tự do tăng mạnh 225 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25,160 VND/USD và 26,260 VND/USD.
Tỷ giá ngày 08/03/2025 | Tỷ giá ngày 14/03/2025 | ||||
Ngoại tệ |
Mua | Bán | Mua | Bán | Biến động |
USD |
23,704 | 26,092 | 23,692 | 26,080 | -12 |
EUR |
25,897 | 28,623 | 26,905 | 29,738 | +1,115 |
JPY |
160 | 177 | 166 | 183 |
+6 |
GBP | 30,185 | 33,362 | 30,988 | 34,250 |
+888 |
CHF | 27,585 | 30,489 | 28,994 | 32,046 |
+1,557 |
AUD | 14,178 | 15,670 | 14,893 | 16,461 |
+791 |
CAD | 16,645 | 18,398 | 17,057 | 18,852 |
+454 |
Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN
Nguồn: Website NHNN
Dự báo thị trường ngoại hối
- Trong ngắn hạn, tỷ giá và lạm phát đều trong tầm kiểm soát, nhưng về dài hạn, sự ổn định này sẽ phụ thuộc vào khả năng phối hợp chính sách và năng lực ứng phó với các cú sốc toàn cầu, vốn là điều không thể đoán trước.
Quyền miễn trừ trách nhiệm
Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.
ABS cung cấp trọn bộ tài liệu hỗ trợ đầu tư, bao gồm báo cáo cổ phiếu, báo cáo triển vọng ngành, khuyến nghị đầu tư, bản tin thị trường định kỳ,…được nghiên cứu và phân tích toàn diện và chuyên sâu, cập nhật tức thời và thường xuyên. Xem thêm bộ tài liệu đầu tư này tại đây.

