Chia sẻ:

Trước giờ giao dịch 20/4: Phục hồi chậm

 Các chỉ số chứng khoán đóng cửa với mức giá cao nhất trong phiên 19/4 cho thấy thị trường vẫn đang trong xu thế phục hồi. Xu thế này có thể được củng cố khi các doanh nghiệp bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý I. Tuy nhiên mức độ phục hồi không đồng đều giữa các mã cổ phiếu, và nhiều khả năng thanh khoản vẫn ở mức thấp.

Quốc tế


Kết thúc phiên 19/4, chỉ số Dow Jones giảm 92,88 điểm (-0,45%), xuống 20.430,40 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 6,55 điểm (+0,28%), lên 2.348,74 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 20,36 điểm (+0,35%), lên 5.869,83 điểm.

Dầu lao dốc gần 4%, giảm mạnh nhất trong 6 tuần. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn Nymex lao dốc 1,97 USD (tương đương 3,8%) xuống 50,44 USD/thùng. Hợp đồng này đã chứng kiến phiên sụt giảm mạnh nhất cả về phương diện phần trăm lẫn USD kể từ ngày 08/03/2017 và khép phiên tại mức thấp nhất kể từ ngày 03/04/2017.


Tin kinh tế trong nước


Nhà đầu tư rời bỏ thị trường Trung Quốc đổ dồn sang các nước Đông Nam Á. “Những thị trường hàng đầu để đầu tư vào bất động sản công nghiệp là Indonesia và Việt Nam”, theo Bà Regina Lim, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Thị trường vốn, Đông Nam Á, JLL.


Giá xăng trong ngày 20/4 có thể tăng mạnh kỷ lục. 15 ngày gần đây, giá xăng dầu thế giới có mức tăng khá mạnh, điều này khiến giá xăng dầu Việt Nam chịu áp lực điều chỉnh mạnh nếu không sử dụng các công cụ bình ổn giá. Theo dữ liệu giá thành phẩm trên thị trường Singapore, giá xăng trung bình 15 ngày qua là ở mức 66 USD/thùng, cao hơn 4 USD/thùng so với mức giá trung bình của 15 ngày trước (61,837 USD/thùng). Giá cơ sở mặt hàng xăng trung bình hiện ở mức 18.038 đồng/lít, cao hơn 800 đồng so với mức giá bán lẻ xăng hiện hành là 17.230 đồng/lít.


Theo Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2017, XK gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 1,78 tỷ USD, tăng 17,1% so cùng kỳ năm ngoái…Năm 2016, XK gỗ tăng trưởng khá thấp và chỉ đạt xấp xỉ 7 tỷ USD. Nhưng từ đầu năm đến nay, XK gỗ đã lấy lại đà tăng trưởng khá tốt của những năm trước đây và đang hướng tới mục tiêu 7,5 tỷ USD.


Doanh nghiệp niêm yết và chứng khoán


PNJ: kết quả kinh doanh quý I/2017, với tổng doanh thu đạt 3.135 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước; Lợi nhuận trước thuế đạt 308 tỷ đồng, tăng 105%. Qua đó, hoàn thành 31% và kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận trước thuế đề ra.


DXG: Công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2017 với doanh thu hơn 586 tỷ đồng, tăng 86% so với quý I/2016, và lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 151 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ.


PGS: Quý I/2017, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của PGS đạt gần 1.710 tỷ đồng, tăng 103,19% so với cùng kỳ (841,58 tỷ đồng); tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 24,72 tỷ đồng, giảm tới 90,81% so với cùng kỳ (hơn 269 tỷ đồng).


VIS: Theo BCTC quý 1/2017 đạt doanh thu gần 1.500 tỷ, tăng hơn gấp đôi so với 2016. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 47%, đạt mức hơn 32 tỷ đồng.


SMC: Quý 1/2017, doanh thu thuần của SMC đạt 2,821 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ 2016. Lãi ròng đạt 106,3 tỷ đồng, tăng 83% so với quý 1/2016 và tương đương 71% kế hoạch cả năm.


BTP: Quý 1/2017 báo lỗ lên đến 46 tỷ đồng, tăng hơn 2,4 lần so với mức thua lỗ gần 19 tỷ đồng cùng kỳ.
HT1: HĐQT sẽ trình cổ đông kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay với chỉ tiêu sản lượng Xi măng tiêu thụ 8 triệu tấn, tăng 22,14% so với năm ngoái; Doanh thu 10.116 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2016; Lợi nhuận trước thuế 797 tỷ đồng, giảm 21,8% so với năm 2016. Cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 10%/mệnh giá.


DMC: Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2017 được công bố với doanh thu 306 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái; Lợi nhuận sau thuế tăng 37% đạt 48 tỷ đồng.


DHG: Đại hội cổ đông thường niên 2017 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu doanh thu 4.370 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2016; Lợi nhuận sau thuế 820 tỷ đồng. Trong quý II và III/2017, DHG sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 2:1; thông qua chủ trương nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài lên 49%.


PGI: Ngày 02/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2016 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 1%, thanh toán bắt đầu từ ngày 22/5/2017.


EBS: Ngày 04/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 05/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 9%, thanh toán bắt đầu từ ngày 25/5/2017.


NBP: Công bố kết quả kinh doanh quý I/2017 với 83,76 triệu Kwh điện sản xuất, tổng doanh thu 159,34 tỷ đồng, giảm gần 12% so với quý I/2016; Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 1,37 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số này là hơn 10,6 tỷ đồng.


SAF: Ngày 21/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016, ngày đăng ký cuối cùng là 24/4. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 27%, thanh toán bắt đầu từ ngày 08/5/2017.


FIT: CTCP Đầu tư Dũng Tâm, cổ đông lớn, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Văn Sang, Chủ tịch HĐQT đã mua vào 10 triệu cổ phiếu FIT từ ngày 10/4 đến 14/4 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, tổ chức này đã nâng sở hữu tại FIT từ hơn 67,11 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 26,35% lên 77,11 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 30,27%.


MDG: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, cổ đông lớn đã bán thoái vốn toàn bộ hơn 1,03 triệu cổ phiếu MDG sở hữu, tỷ lệ 9,49%. Thay đổi có hiệu lực kể từ ngày 14/4.


KHA: CTCP Blue Point, cổ đông đã mua vào hơn 1,93 triệu cổ phiếu KHA trong ngày 17/4. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại KHA từ hơn 479.000 cổ phiếu, tỷ lệ 3,4% lên 2,41 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 17,13%, qua đó trở thành cổ đông lớn của KHA.


SSI: KB Vietnam Focus Balanced Fund đã mua 1 triệu cp, nâng lượng sở hữu cả nhóm nhà đầu tư nước ngoài từ 34.084.897 cp (tỷ lệ 6,96%) lên 35.084.897 cp (tỷ lệ 7,16%). Giao dịch thực hiện ngày 17/4/2017. Trước giao dịch KB Vietnam không sở hữu cổ phiếu nào.


TLG: Vietnam Holding Ltd đã bán 377.937 cp, giảm lượng sở hữu từ 2.020.187 cp (tỷ lệ 5,27%) xuống 1.642.250 cp (tỷ lệ 4,29%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 14/4/2017.


HNF: Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã bán toàn bộ 10.347.630 cp (tỷ lệ 51,74%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện từ 17/3 đến 13/4/2017.


VNR: Quỹ đầu tư Giá trị Bảo Việt đã mua 2.308.000 cp, nâng lượng sở hữu từ 6.478.100 cp (tỷ lệ 4,94%) lên 8.786.100 cp (tỷ lệ 6,7%). Giao dịch thực hiện từ 14/3 đến 12/4/2017.


G20: CTCP Tập đoàn G.Home đã bán toàn bộ 3,6 triệu quyền mua được phân bổ. hiện Tập đoàn G.Home đang sở hữu 3,6 triệu cp (tỷ lệ 37,5%). Giao dịch thực hiện ngày 14/4/2017.


GMC: Ông Lâm Quang Thái, Thành viên HĐQT, đã bán 1.943.170 cổ phiếu, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống còn 6 cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện từ 13/3 đến 13/4/2017.


VTX: Ông Đỗ Hoàng Phương – Ủy viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc đăng ký mua 2.100.000 cp. Thời gian thực hiện giao dịch từ 21/04/2017 đến 18/05/2017.


NNT: Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đăng ký bán 3.223.004 cp dù lần trước không tìm được nhà đầu tư. Thời gian thực hiện giao dịch từ 20/04/2017 đến 18/05/2017.


Chiến lược đầu tư


Các chỉ số chứng khoán đóng cửa với mức giá cao nhất trong phiên 19/4 cho thấy thị trường vẫn đang trong xu thế phục hồi. Xu thế này có thể được củng cố khi các doanh nghiệp bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý I. Tuy nhiên mức độ phục hồi không đồng đều giữa các mã cổ phiếu, và nhiều khả năng thanh khoản vẫn ở mức thấp.
 


MAI HƯƠNG

 


 Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc