Chia sẻ:

Toàn cảnh Thị trường tiền tệ: Tăng trưởng kiều hối đạt con số ấn tượng

Tính đến hết quý III.2023, lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh đã bằng cả năm 2022. Đà tăng trưởng ấn tượng này góp phần không nhỏ vào sự ổn định của thị trường tiền tệ và ngoại hối.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

NHTW Anh giữ nguyên lãi suất hiện tại.

NHTW Anh (BOE) vừa quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25%, cao nhất trong 15 năm, đồng thời phát đi tín hiệu sẽ không sớm cắt giảm lãi suất do lạm phát tại Anh cao nhất trong số các nền kinh tế lớn khác trên thế giới. BOE cho biết thêm, tác động của những đợt tăng lãi suất sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế trong thời gian tới.

 

Thị trường việc làm Mỹ hạ nhiệt

Trong tháng 10, thị trường lao động Mỹ có thêm 150,000 việc làm mới, đây là mức tăng thấp nhất từ tháng 6/2023. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng tăng lên 3.9%, tốc độ tăng trưởng tiền lương cũng chậm lại, báo hiệu nền kinh tế lớn nhất thế giới đang chững lại. Những tín hiệu này củng cố cho khả năng FED sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới.

 

2. Tin trong nước

Lãi suất giảm vượt kỳ vọng

Chiều 4/11, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết đầu năm, NHNN kỳ vọng và đặt mục tiêu là cuối năm nay mức lãi suất trung bình của các ngân hàng thương mại giảm khoảng từ 1-1.5%. Tuy nhiên, theo thống kê đến thời điểm hiện nay NHNN thì mức lãi suất trung bình của những khoản cho vay mới đã giảm khoảng 2 – 2.2%, vượt hơn kỳ vọng và mong muốn ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, có những ngân hàng hiện nay mức cho vay bình quân còn cao, khoảng 9%, trên 9%. Tất cả những ngân hàng này đã được chỉ rõ và cũng đã yêu cầu phải tìm mọi biện pháp để giảm lãi suất.

 

Tăng trưởng kiều hối đạt con số ấn tượng

Theo số liệu thống kê của NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 9/2023 lượng kiều hối chuyển về thành phố đạt 6,687 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 101.3% so với cả năm 2022. Lượng kiều hối tăng trưởng gần đây đến từ các thị trường khu vực châu Á là chủ yếu. Lượng kiều hối chuyển về thành phố tiếp tục xu hướng tăng, quý sau cao hơn quý trước tiếp tục bổ sung một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội thành phố nói riêng và đất nước nói chung. Lượng kiều hối chuyển về tăng trưởng tốt còn có tác động hỗ trợ và tích cực đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối.

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: giảm ở các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống. Chốt ngày 3/11, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 1.0% (-0.36%); 1 tuần 1.32% (-0.36%); 2 tuần 1.60% (-0.34%); 1 tháng 2.22% (-0.38%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Lãi suất USD: biến động giảm ở các kỳ hạn. Cuối tuần 3/11. lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5.03% (-0.07%); 1 tuần 5.13% (-0.08%); 2 tuần 5.24% (-0.07%) và 1 tháng 5.34% (-0.06%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Thời hạn

Kết tuần 3 tháng 10 (20/10/23) Kết tuần 4 tháng 10 (30/10/23) Kết tuần 1 tháng 11 (06/11/23) Biến động

Qua đêm

1.55 1.36 1 -0.36

1 tuần

1.7 1.68 1.32 -0.36
2 tuần 1.83 1.94 1.6

-0.34

1 tháng 2.03 2.6 2.22

-0.38

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết lãi suất cho vay mới của các ngân hàng đã tương đương, thậm chí đạt kỳ vọng mà NHNN đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên, ngân hàng Nhà nước tiếp tục đề nghị các ngân hàng thương mại đặc biệt là những ngân hàng có mức lãi suất còn cao, bằng mọi biện pháp, kể từ nay đến cuối năm phải tiết giảm, kể cả lãi suất những khoản vay trước đây để đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng nhà nước cũng chỉ rõ những ngân hàng nào lãi suất đã thấp, ngân hàng nào lãi suất còn cao để tìm giải pháp giảm lãi suất.
  • Trong thời gian tới, chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành theo hướng phù hợp với thực tiễn trong nước và thế giới, cân đối được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát.

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 25/10, KBNN chào thầu 5,000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, khối lượng trúng thầu là 3,850 tỷ đồng, tương đương 77%. Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được 350 tỷ đồng/1,500 tỷ đồng chào thầu; kỳ hạn 10 năm huy động được toàn bộ 2,000 tỷ đồng chào thầu và kỳ hạn 15 năm huy động được toàn bộ 1,500 tỷ đồng chào thầu. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn lần lượt tại 5 năm 1.64% (-0.01%). 10 năm 2.45% (+0.05%). 15 năm 2.68% (+0.05%) so với phiên tuần trước đó.

Ngày 3/11, Ngân hàng Chính sách xã hội chào thầu 1,500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ bảo lãnh, khối lượng trúng thầu là 500 tỷ đồng, tương đương 33%. Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được toàn bộ 500 tỷ chào thầu với lãi suất 2.5% (không đổi so với tuần trước). Kỳ hạn 10 năm và 15 năm gọi thầu 500 tỷ đồng mỗi kỳ hạn, tuy nhiên, không có khối lượng trúng thầu ở cả hai kỳ hạn này.

 

Trên thị trường thứ cấp: Tuần qua, giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 5,663 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ từ mức 4,949 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua giảm ở hầu hết các kỳ hạn. Chốt phiên 3/11, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1.77% (không đổi); 2 năm 1.78% (-0.01%); 3 năm 1.79% (+0.01%); 5 năm 1.75% (không đổi); 7 năm 2.56% (-0.1%); 10 năm 2.79% (-0.1%); 15 năm 3.05% (-0.07%); 30 năm 3.28% (-0.03%) so với tuần trước đó.

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 1/11 (KBNN) Biến động

5 năm

1.64% +0.02%
10 năm 2.45%

+0.03%

15 năm 2.68%

+0.03%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 8/11 (tỷ VND)

5 năm

500

10 năm

1,000

15 năm

1,500

20 năm

500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường thứ cấp giảm so với tuần trước đó, đi kèm lãi suất trúng thầu tăng ở hầu hết các kỳ hạn. Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch outright và repos tăng nhẹ so với tuần trước, đi kèm mức lợi suất phân hóa ở các kỳ hạn khác nhau.
  • Hai thị trường thời gian gần đây cho thấy tâm lý thăm dò, quan sát của nhà đầu tư sát thềm cuộc họp của FED diễn ra vào đầu tháng 11.

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 30/10 – 3/11, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 5,000 tỷ đồng, lãi suất ở mức 4%. Không có khối lượng trúng thầu, không có khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố. NHNN tiếp tục chào thầu tín phiếu NHNN với kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất. Có 56,750 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu, lãi suất phiên thứ 6 ở mức 1.5% (+0.05% so với cuối tuần trước đó). Có 46,899.8 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN hút ròng 9,850.2 tỷ đồng từ thị trường.

Như vậy, tiếp tục không còn khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố và có gần 203,199.2 tỷ đồng lưu hành trên kênh tín phiếu.

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá có diễn biến giảm so với tuần trước

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN được điều chỉnh giảm. Chốt ngày 3/11, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,084 VND/USD, giảm 15 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH cũng điều chỉnh tăng – giảm đan xen. Phiên cuối tuần 3/11, tỷ giá LNH đóng cửa tại 24,535 VND/USD, tăng 40 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do ít biến động trong tuần. Chốt phiên 3/11, tỷ giá đi ngang ở chiều mua và giảm 60 đồng ở chiều bán ra so với cuối tuần trước đó. Giao dịch tại 24,550 VND/USD ở chiều mua vào và 24,600 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 30/10/2023 Tỷ giá ngày 6/11/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,400 25,251 23,400 25,217 -34

EUR

24,182 26,728 24,518 27,099 371

JPY

153 169 153 169

0

GBP 27,726 30,644 28,275 31,252

608

CHF 25,351 28,020 25,432 28,109

89

AUD 14,527 16,057 14,890 16,458

401

CAD 16,518 18,257 16,730 18,491

234

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Dữ liệu việc làm, tiền lương của Mỹ suy yếu trong tháng 10, góp phần khiến đồng đô suy yếu trong tuần qua. Niềm tin của thị trường vào việc FED dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 11 củng cố cho sự ổn định tỷ giá giữa đồng đô và tiền đồng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, lượng kiều hối tiếp tục tăng trưởng ấn tượng góp phần không nhỏ vào sự ổn định của thị trường.
  • Bên cạnh nỗ lực điều hành tỷ giá, thị trường ngoại hối cũng được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tích cực bên ngoài. Trong thời gian tới, áp lực tỷ giá có thể tiếp tục duy trì hoặc mạnh lên nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.