Chia sẻ:

Toàn cảnh thị trường tiền tệ: Lãi suất thế giới duy trì ở mức cao

 

Thời gian đầu năm 2024, hầu hết các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn duy trì mức lãi suất cao do lạm phát còn dai dẳng và đe dọa tới nền kinh tế.

 

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể giảm lãi suất muộn hơn dự kiến

Ông Raphael Bostic, Chủ tịch Fed khu vực Atlanta, cho biết NHTW Mỹ không vội cắt giảm lãi suất khi thị trường lao động và nền kinh tế Mỹ vẫn còn mạnh. Những tuần gần đây, các quan chức Fed liên tục phản bác các ý tưởng cho rằng Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 3/2024 do trong báo cáo tháng 1/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh hơn dự báo của các chuyên gia.

 

Kinh tế Trung Quốc đối mặt với áp lực giảm phát dai dẳng

Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố chỉ số CPI tháng 1.2024 đã giảm 0.8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009. Các nhà kinh tế dự báo áp lực giảm phát ở Trung Quốc sẽ tiếp tục kéo dài ít nhất 6 tháng nữa, chủ yếu là do khủng hoảng bất động sản. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc cần làm trước mắt là cắt giảm lãi suất và dữ liệu lạm phát yếu có thể là lý do chính đáng để thực hiện cắt giảm. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) đã giữ nguyên lãi suất để duy trì sự ổn định về giá trong bối cảnh chưa xác định được thời gian Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ.

 

2. Tin Trong nước

Xu hướng biến động của lãi suất liên ngân hàng sau Tết Nguyên đán

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất VND bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (15/2) đã giảm về còn 1.31%, từ mức 2.38% (ngày 29/1) trước kỳ nghỉ lễ. Do đó, lãi suất liên ngân hàng được kỳ vọng tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp trong những tháng đầu năm 2024 khi thanh khoản hệ thống vẫn dồi dào và nhu cầu tín dụng thường thấp sau kỳ nghỉ Tết.

 

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Trong Công văn số 1088 ban hành gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đánh giá mức tăng trưởng trưởng tín dụng đầu năm 2024 khá thấp so với các năm gần đây. Do đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm 2024. Theo đó, các nhà băng cần tăng cường rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục cấp tín dụng, giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng “đúng, trúng mục tiêu”. Điều này là cơ sở để đáp ứng nhu cầu vốn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cơ quan quản lý các tổ chức tín dụng đồng thời cũng yêu cầu ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

 

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: tăng mạnh ở 3 phiên trước Tết rồi giảm trở lại 2 phiên sau Tết ở tất cả các kỳ hạn. Chốt ngày 16/2, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 1.14% (-0.27%); 1 tuần 1.38% (-0.33%); 2 tuần 1.52% (-0.32%); 1 tháng 1.96% (+0.05%) so với phiên cuối tuần trước.

 

Lãi suất USD: tăng -giảm nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn ngắn. Phiên cuối tuần 16/2, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5.19% (+0.02); 1 tuần 5.29% (+0.01%); 2 tuần 5.33% (+0.01%) và 1 tháng 5.40% (không thay đổi) so với phiên cuối tuần trước.

 

Thời hạn

Kết tuần 4 tháng 1 (26/01/24) Kết tuần 1 tháng 2 (02/02/24) Kết tuần 3 tháng 2 (16/02/24) Biến động

Qua đêm

0.18 1.41 1.14 -0.27%

1 tuần

0.30 1.71 1.38

-0.33%

2 tuần 0.53 1.84 1.52

-0.32%

1 tháng 1.13 1.91 1.96

+0.05

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Dự báo trong quý I.2024 này, thanh khoản hệ thống vẫn dồi dào nhờ dòng tiền gửi có thể tiếp tục đổ vào ngân hàng sau Tết do yếu tố mùa vụ. Đồng thời, NHNN cũng đặt ra mục tiêu điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cho vay, tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
  • Lãi suất huy động dự kiến sẽ đi ngang ở mức thấp, thậm chí có dư địa giảm thêm.

 

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ 

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 7/2, KBNN huy động thành công 7,670 tỷ đồng/8,000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu. Tỷ lệ trúng thầu là 96%. Trong đó, các kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm huy động được toàn bộ lượng trái phiếu chính phủ gọi thầu, lần lượt là 2,000 tỷ đồng; 3,000 tỷ đồng và 2,500 tỷ đồng; kỳ hạn 20 năm huy động được 170 tỷ đồng/500 tỷ đồng gọi thầu. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5 năm là 1.40% (+0.01%); 10 năm 2.29% (+0.01%); 15 năm 2.49% (+0.01%) và 20 năm 2.65% (không đổi) so với phiên đấu thầu trước.

 

Trên thị trường thứ cấp: Từ 5-16/2, giá trị giao dịch Outright và Repos đạt trung bình 4,421 tỷ đồng/phiên, giảm mạnh so với mức 13,266 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ biến động giảm nhẹ ở 3 phiên trước Tết sau đó tăng mạnh trở lại vào 2 phiên sau Tết đối với hầu hết các kỳ hạn. Chốt phiên 16/2, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1.17% (+0.05%); 2 năm 1.20% (+0.05%); 3 năm 1.23% (+0.04%); 5 năm 1.43% (+0.01%); 7 năm 1.82% (-0.01%); 10 năm 2.31% (+0.01%); 15 năm 2.53% (+0.01%); 30 năm 3.0% (-0.04%).

 

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 07/02 (KBNN)

5 năm

1.40% (+0.01%)

10 năm

2.29% (+0.01%)

15 năm

2.49% (+0.01%)

20 năm

2.65% (không đổi)

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 21/2 (tỷ VND)

5 năm

2,000

10 năm

3,000

15 năm

2,500

30 năm

500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Tuần qua, khối lượng trúng thầu trên thị trường sơ cấp tăng trở lại so với tuần trước đó, đi kèm lãi suất trúng thầu biến động tăng nhẹ. Ngược lại với thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp ghi nhận giá trị giao dịch giảm mạnh so với tuần trước đó, đi kèm mức lợi suất tăng nhẹ các kỳ hạn dưới 5 năm.
  • Thị trường TPCP được kỳ vọng tiếp tục giao dịch ổn định thời gian tới.

 

 

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 5-16/2, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày khối lượng là 5,000 tỷ đồng, lãi suất ở mức 4.0%. Không có khối lượng trúng thầu, có 2,28 tỷ đồng đáo hạn. NHNN tiếp tục không chào thầu tín phiếu NHNN trong tuần qua. Không còn tín phiếu lưu hành trên thị trường.

 

Như vậy, NHNN hút ròng 2.28 tỷ đồng ra thị trường.

 

 

4. Thị trường ngoại hối

4, Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá có diễn biến giảm so với tuần trước

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng – giảm qua các phiên. Chốt ngày 16/2, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,971 VND/USD, tăng 15 đồng so với phiên cuối tuần trước đó 2/2.
  • Tỷ giá VND/USD liên ngân hàng tăng trong tuần. Kết thúc phiên 16/2, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 24,520 VND/USD, tăng 80 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng trước và sau tết Nguyên đán. Chốt phiên 16/2, tỷ giá tăng 145 đồng ở chiều mua vào và tăng 185 đồng ở chiều bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 24,950 VND/USD và 25,050 VND/USD.

 

Tỷ giá ngày 05/02/2024

Tỷ giá ngày 19/02/2024

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,400 25,101 23,400 25,127 +26

EUR

24,523 27,105 24,555 27,139 +34

JPY

153 169 152 168 -1
GBP 28,688 31,707 28,736 31,761

+54

CHF 26,238 29 25,867 28,590

-410

AUD 14,782 16,339 14,900 16,469

+130

CAD 16,883 18,660 16,901 18,680

+20

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) có thể cắt giảm lãi suất muộn hơn dự kiến do lạm phát vẫn dai dẳng tiếp tục củng cố cho xu hướng tăng giá của USD. Kinh tế của một số quốc gia lớn như Trung Quốc, Nhật bản, khu vực kinh tế châu Âu, tiếp tục ảm đạm và chưa thoát khỏi suy thoái cũng góp phần giữ giá cho đồng đô la Mỹ.
  • Trong thời gian tới, tỷ giá VND/USD có thể tiếp tục chịu áp lực tăng giá. Tuy nhiên, với định hướng điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời, biên độ tăng giá có thể trong tầm kiểm soát để không ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.