Chia sẻ:

Toàn cảnh Thị trường tiền tệ: Động thái mới của Ngân hàng Nhà nước

Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mở lại kênh hút tiền qua kênh tín phiếu sau nhiều tháng tạm dừng. Động thái được giới tài chính đánh giá là tín hiệu rõ ràng về việc NHNN sẵn sàng sử dụng các công cụ tiền tệ để điều tiết vĩ mô, đặc biệt là tỷ giá.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) quyết định dừng tăng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Anh giữ lãi suất ở mức 5.25% trong bối cảnh nền kinh tế chậm lại và lạm phát đã hạ nhiệt. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 12/2021 BoE không tăng lãi suất.

FED tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất hiện tại

Trong cuộc họp hôm 20/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức 5.25 – 5.5% nhưng để ngỏ khả năng sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2023. USD tiếp tục duy trì sức mạnh nhờ môi trường lãi suất cao và giữ vững vai trò đồng tiền trú ẩn trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn.

 

2. Tin trong nước

Tỷ giá tiếp tục duy trì ở mức cao

Đồng VND liên tục mất mất giá so với USD trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chính khiến tỷ giá biến động mạnh là áp lực từ đà tăng giá của đồng USD trong khi đồng nhân dân tệ (CNY) suy yếu và chênh lệch lãi suất USD và VND liên tục được nới rộng. Chính sách tiền tệ của Việt Nam tiếp tục đi ngược với các NHTW trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ giá trong nước đang được hỗ trợ bởi các nguồn cung ngoại tệ từ dòng vốn FDI, xuất siêu, kiều. Đồng VND ở một số thời điểm có diễn biến giảm nhanh, nhưng mức độ rủi ro sẽ không như giai đoạn cuối năm 2022.

Các ngân hàng đưa ra nhiu gói tiêu dùng hấp dẫn

Những tháng cuối năm, các ngân hàng đã đồng loạt tung ra nhiều gói cho vay tiêu dùng hấp dẫn. Khách hàng có thể vay từ vài chục triệu đến cả tỷ đồng; Và đặc biệt, hiện lãi suất cho vay tiêu dùng tại một số NHTM chỉ còn bằng 50% so với thời điểm này năm ngoái. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn mức vay, thời hạn vay và kỳ trả nợ. Ngân hàng sẽ dựa vào uy tín của người vay để xét duyệt hạn mức vay cũng như thời hạn cho vay. Uy tín của người vay sẽ thể hiện qua việc xác minh thu nhập cũng như xác minh lịch sử tín dụng. Khách hàng có thể lựa chọn các tài sản đảm bảo cho khoản vay như: xe ô tô/bất động sản/tiền gửi… Khách hàng có thể lựa chọn nguồn trả nợ linh hoạt gồm: thu nhập từ tiền lương, thưởng, tiền công; thu nhập từ lãi phát sinh từ số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm…

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: tiếp tục xu hướng giảm qua các phiên. Chốt ngày 22/9, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 0.21% (+0.01%); 1 tuần 0.40% (+0.05%); 2 tuần 0.53% (+0.04%); 1 tháng 1.10% (không đổi) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Lãi suất USD: Biến động nhẹ ở các kỳ hạn. Cuối tuần 22/9, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5.04% (không đổi); 1 tuần 5.15% (không đổi); 2 tuần 5.24% (không đổi) và 1 tháng 5.36% (+0.01%) so với phiên cuối tuần trước đó.

 

Thời hạn

Kết tuần 2 tháng 9 (08/09/23) Kết tuần 3 tháng 9 (15/09/23) Kết tuần 4 tháng 9 (22/09/23) Biến động

Qua đêm

0.2 0.2 0.21 +0.01

1 tuần

0.4 0.35 0.4

+0.05

2 tuần 0.54 0.49 0.53

+0.04

1 tháng 1.32 1.1 1.1

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • NHNN đưa ra quan điểm về việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ như hiện nay và có thể mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong việc đánh giá mức độ dư địa của chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh dư địa không còn nhiều thì NHNN thấy rằng, điều hành chính sách tiền tệ cần chặt chẽ và hợp lý. Khả năng hạ lãi suất điều hành hiện nay là rất thấp.
  • Tuy nhiên, giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp vẫn là yêu cầu đặt ra đối với các TCTD, các NHTM trên cơ sở cắt giảm những chi phí và chia sẻ khó khăn hiện nay với doanh nghiệp. Do đó, xu hướng giảm lãi suất vẫn được duy trì trong thời gian tới.

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 13/9, KBNN chào thầu 55,750 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, khối lượng trúng thầu là 4,000 tỷ đồng, tương đương 70%. Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được toàn bộ 500 tỷ đồng chào thầu; kỳ hạn 10 năm huy động được 1,500 tỷ đồng/2,250 tỷ đồng; kỳ hạn 15 năm huy động được 2,000 tỷ đồng/3,000 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn lần lượt tại 5 năm 1.64% (-0.03%); 10 năm 2.36% (không đổi); 15 năm 2.59% (không đổi) so với phiên đấu tuần tuần trước đó. Ngày 19/9, Ngân hàng Chính sách xã hội chào thầu 2,000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ bảo lãnh ở kỳ hạn 10 năm, 15 năm; không có khối lượng trúng thầu ở cả hai kỳ hạn.

 

Trên thị trường thứ cấp: Tuần qua, giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 6,251 tỷ đồng/phiên, tăng so với mức 4,760 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua diễn biến trái chiều. Chốt phiên 22/9, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1.67% (không đổi); 2 năm 1.67% (không đổi); 3 năm 1.71% (không đổi); 5 năm 1.73% (-0.03%); 7 năm 2.31% (+0.02%); 10 năm 2.60% (+0.01%); 15 năm 2.81% (0.02%); 30 năm 3.08% (+0.01%).

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 13/9 (KBNN)  

Biến

động

5 năm

1.64% -0.03%
10 năm 2.36%

15 năm 2.59%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 27/9 (tỷ VND) Khối lượng gọi thầu NHCSXH ngày 25/9 (tỷ VND)

5 năm

500
10 năm 2,000

500

15 năm 2,000

1,500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trên thị trường sơ cấp giảm nhẹ so với trung bình 1 tháng gần đây, với mức lãi suất trúng thầu giảm nhẹ ở kỳ hạn 5 năm và không đổi ở các kỳ hạn còn lại. Ngân hàng CSXH chào thầu không thành công trong tuần qua. Tuy nhiên, thị trường thứ cấp ghi nhận trạng thái giao dịch tích cực hơn. Động thái trong tuần vừa rồi của các thành viên tham gia thị trường TPCP được cho là phù hợp trong bối cảnh rủi ro từ bên ngoài có thể tăng lên khi FED tiếp tục thậm chí siết chặt hơn nữa chính sách tiền tệ.

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 18 – 22/9, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 15,000 tỷ đồng, lãi suất ở mức 4%. Không có khối lượng trúng thầu, không có khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố. Hai phiên cuối tuần, NHNN chào thầu tín phiếu NHNN với kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất. Có 20,000 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất phiên đầu ở mức 0,69%, phiên sau ở mức 0,5%. Như vậy, NHNN hút ròng 20,000 tỷ đồng từ thị trường.

Như vậy, tiếp tục không còn khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố và có 20,000 tỷ đồng lưu hành trên kênh tín phiếu.

 

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tiếp tục xu hướng tăng so với tuần trước

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN được điều chỉnh tăng – giảm mạnh qua các phiên. Chốt ngày 22/9, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24,060 VND/USD, tăng 24 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH tăng qua các phiên. Phiên cuối tuần 22/9, tỷ giá LNH đóng cửa tại 24,355 VND/USD, tăng mạnh 95 đồng so với phiên hôm trước đó.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do ít biến động trong tuần. Chốt phiên 22/9, tỷ giá tăng 100 đồng chiều mua vào và tăng 90 đồng ở chiều bán ra so với hôm trước đó. Giao dịch tại 24,280 VND/USD ở chiều mua vào và 24,350 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 18/9/2023 Tỷ giá ngày 25/9/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,400 25,198 23,400 25,229 31

EUR

24,379 26,945 24,366 26,931 -14

JPY

155 171 154 170

-1

GBP 28,332 31,314 28,010 30,959

-355

CHF 25,478 28,160 25,215 27,869

-291

AUD 14,715 16,264 14,741 16,293

29

CAD 16,901 18,680 16,974 18,761

81

 

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Giá bán đô tiếp tục được NHNN điều chỉnh tăng trong tuần qua, đánh dấu đà tăng 10 tuần liên tiế Xu hướng tăng giá này tiếp tục được củng cố bởi việc FED giữ mức lãi suất cao trong thời gian tới. Lãi suất có quan hệ biện chứng với tỷ giá, nếu lãi suất giảm thấp thì khả năng tỷ giá sẽ lại bùng lên. Tuy nhiên, khả năng tiếp tục hạ lãi suất điều hành trong bối cảnh hiện nay là thấp. Thay vì chỉ tập trung vào việc hạ lãi suất điều hành, NHNN đã có nhiều hoạt động, chính sách khác hỗ trợ nền kinh tế trong thời gian qua, để chính sách tiền tệ có thời gian thẩm thấu và phát huy tác dụng. Đến thời điểm hiện nay, tỷ giá chỉ mất giá so với đầu năm khoảng 1.8-2%, thấp hơn rất nhiều so với nhiều nền kinh tế lớn khác trên thế giới.
  • Áp lực tỷ giá hiện hữu nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Theo nhiều chuyên gia,với bối cảnh hệ thống ngân hàng ổn định và cán cân vãng lai thặng dư tốt, Ngân hàng Nhà nước đã ở thế chủ động hơn rất nhiều và hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập. đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên. do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố. nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.