Chia sẻ:

Toàn cảnh Thị trường tiền tệ: Bàn cân tỷ giá và lãi suất

Tỷ giá và lãi suất luôn là hai từ khóa quan trọng được nhắc tới thường xuyên trong nền kinh tế. Hai yếu tố này không chỉ tác động lẫn nhau, mà chúng còn ảnh hưởng lớn nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Với những doanh nghiệp có dư nợ vay bằng USD lớn như ở Việt Nam, thì chỉ tính riêng yếu tố là tỷ giá tăng, cũng khiến doanh nghiệp chịu áp lực lớn về chi phí lãi vay và nợ gốc. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh, thương mại. Do đó, ABS mong muốn cung cấp thông tin, góc nhìn khách quan, kịp thời về xu hướng của tỷ giá, lãi suất trong thời gian tới để góp phần giúp quý Nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. TIN QUỐC TẾ

Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) có thể sẽ không tăng lãi suất thêm nữa.

Ngày 25/1, Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) đã tăng lãi suất lần thứ tám liên tiếp, thêm 0.25 điểm %, lên mức 4.5%. Đồng thời, BoC cho biết có thể sẽ không tăng lãi suất thêm nữa. BOC nhấn mạnh rằng có thể lãi suất đã cao đến mức cần thiết trong bối cảnh lạm phát đang dịu đi và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

 

BOJ tiếp tục giữ mức lãi suất chuẩn ở mức thấp kỷ lục.
Trong quyết định ngày 18/1, BOJ giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức thấp nhất trừ trước đến nay, đồng thời duy trì phạm vi kiểm soát đường cong lợi suất hiện tại, trong khoảng phạm vi từ 0.5% đến âm 0.5%. Ngân hàng trung ương tiếp tục cam kết duy trì chính sách hỗ trợ trong thời điểm hiện tại để giữ cho nền kinh tế ổn định trong bối cảnh những khó khăn của kinh tế toàn cầu, cũng như những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19. Do đó, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa lãi suất của Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đồng Yên có thể tiếp tục mất giá mạnh.

 

Cảnh giác với rủi ro thanh khoản đang rình rập hệ thống tài chính toàn cầu.

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tháng 12/2022, số lượng lớn các vị thế hoán đổi ngoại hối ngoại bảng do các ngân hàng nắm giữ đã lên tới hơn 80,000 tỷ USD. Các thước đo chính về rủi ro hệ thống, như chi phí tài trợ bằng USD và chênh lệch tín dụng đã tăng lên. Do đó, các ngân hàng đang gặp rủi ro, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm, sàn giao dịch tiền tệ đặc biệt là những ngân hàng ở các thị trường mới nổi.

 

2. TIN TRONG NƯỚC

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 30% tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân.

Trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều đất trong sản xuất, kinh doanh như bất động sản, nông nghiệp, khai khoáng… gặp khó khăn do tín dụng thắt chặt, cầu thị trường giảm. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép gia hạn chính sách giảm tiền thuê đất, mặt nước như mức áp dụng năm 2022. Cụ thể, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp, sẽ được giảm 30% tiền thuê đất, mặt nước phải nộp năm 2023.

 

Việt Nam tiếp tục là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới.

Theo Báo cáo về Di trú và Phát triển do WB và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) thực hiện, Việt Nam tiếp tục là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới. Cụ thể, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022, tương đương mức tăng 5% trong năm 2021. Có được sự tăng trưởng tích cực là bởi Việt Nam có môi trường đầu tư ngày càng tốt, nhiều chính sách hấp dẫn dành cho Việt kiều. Kiều hối giúp Việt Nam ổn định và cân đối cán cân tài khoản vãng lai, ổn định tỷ giá hối đoái và nhất là tăng dự trữ ngoại hối.

 

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: Kết tuần 3 (19/01) lãi suất biến động tăng ở hầu hết các kỳ hạn, nhưng giảm ở kỳ hạn 1 tháng và 6 tháng

Phiên đầu sau kỳ nghỉ lễ (27/01), lãi suất giảm từ 0.06% – 0.17% ở hầu hết các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống (ngoại trừ kỳ hạn 1 tuần tăng 0.04%) so với phiên trước kỳ nghỉ lễ, cụ thể: qua đêm 6.20%; 1 tuần 6.54% (+0.04%); 2 tuần 7.08% và 1 tháng 7.96%.

Lãi suất USD: Tăng nhẹ từ 0.01% – 0.02%. Chốt ngày 27/01, USD trên thị trường liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 4.30%; 1 tuần 4.43%; 2 tuần 4.53%; 1 tháng 4.70%.

Thời hạn

Kết tuần 1 tháng 1 (16/01/23) Kết tuần 2 tháng 1 (13/01/23) Kết tuần 3 tháng 1 (19/01/23) Biến động so với tuần gần nhất

Qua đêm

5.07 5.95 6.09 + 0.14

1 tuần

5.63 6.25 6.46 + 0.21

2 tuần

5.71 7.66 7.2

-0.46

1 tháng 8.43 8.19 9

+0.81

3 tháng 10 8.17 9.71

+1.54

6 tháng 10.7 10.86 10.35

-0.51

9 tháng 9.61 9.61 9.61

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Các yếu tố nội tại của thị trường Việt Nam và nền kinh tế toàn cầu chưa xuất hiện tín hiệu ủng hộ cho việc giảm lãi suất. Theo một thống kê gần đây của FiinGroup, lãi suất cho vay đối với khối doanh nghiệp hiện đang ở mặt bằng cao, bình quân ở mức 10.3% ở khối Ngân hàng Thương mại nhà nước và 13%- 15% ở các Ngân hàng Thương mại cổ phần. Động thái tăng lãi suất của Fed chưa có dấu hiệu chắc chắn sẽ đảo chiều. Trong nước, hoạt động cho vay gặp khó khăn, tắc nghẽn nguồn giải ngân đầu tư công và thiếu giải pháp thiết thực hỗ trợ thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp. Tuy điểm sáng là cung ngoại t cải thiện nhưng chưa đủ để làm hạ nhiệt lãi suất
  • Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, NHNN chấp nhận đánh đổi giữa tỷ giá và lãi suất. Do đó, chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm lãi suất tăng trong ngắn hạn.

 

  1. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp:  Ngày 18/01, KBNN huy thành công 12,000 tỷ đồng (tỷ lệ trúng thầu đạt 95%). Trong đó, kỳ hạn 7 năm không có khối lượng trúng thầu, kỳ hạn 10 và 15 năm đều huy động được toàn bộ 6,000 tỷ đồng gọi thầu. Lãi suất trúng thầu hai kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt tại 4.36%/năm và 4.56%/năm (lần lượt giảm 0.09% và 0.11% so với phiên trước).

Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt 4,340 tỷ đồng/phiên. Lợi suất TPCP ghi nhận giảm tương đối mạnh ở hầu hết các kỳ hạn dưới 15 năm. Chốt phiên 13/01, lợi suất TPCP giao dịch như sau: 5 năm 4.48% (-0.20%); 10 năm 4.58% (-0.15%); 15 năm 4.71% (-0.15%).

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 18/01 (KBNN) Biến động so với phiên gọi thầu gần nhất

10 năm

4.36%

-0.09%

15 năm 4.56%

-0.11%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 01/02 (tỷ VND)
5 năm

500

10 năm

5,000

15 năm

5,000

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Thị trường TPCP đối mặt với nhiều áp lực trong năm 2023. Các ngân hàng thương mại trong nước ưu tiên giữ lãi suất cao để đảm bảo nhu cầu huy động. Xu hướng tăng lãi suất vẫn tiếp diễn tại các Ngân hàng Trung ương trên thế giới. Theo ước tính của VCBS, lượng TPCP đáo hạn năm 2023, ước tính tăng 8% so với năm 2022. Kỳ hạn còn lại của danh mục TPCP vào khoảng 10 năm, lãi suất khoảng 4%/năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất vẫn đang tăng thì khó có thể duy trì mặt bằng lãi suất thấp như trước
  • Do đó, trong ngắn hạn, có thể KBNN sẽ phát hành các kỳ hạn ngắn hơn nhằm ứng biến linh hoạt với từng thời kỳ.

 

  1. Thị trường mở

Tuần từ 16/1-27/1, NHNN chào thầu 49,000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 14 ngày, với cùng mức lãi suất ở mức 6%. Có 42,838.93 tỷ đồng trúng thầu; 26,851.6 tỷ đồng đáo hạn. NHNN chào thầu tín phiếu NHNN với kỳ hạn 14 ngày, riêng ngày 27/01 không chào thầu. Có 39,999.9 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu. Có 63,500 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn.

Như vậy, NHNN hút ròng 39,487.43 tỷ đồng từ thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Tại ngày 27/01, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 92,274.8 tỷ đồng, tín phiếu NHNN ở mức 54,999.9 tỷ đồng.

 

  1. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá dao động trong biên độ hẹp

  • Tỷ giá trung tâm vẫn được NHNN điều chỉnh trong biên độ hẹp. Chốt ngày 27/01, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,608 VND/USD, tăng 3 đồng so với phiên trước nghỉ lễ.
  • Tỷ giá LNH tăng 8 đồng so với phiên trước nghỉ lễ. Phiên cuối tuần 27/01, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,473 VND/USD.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 20 đồng ở cả hai chiều mua vào – bán ra so với phiên trước nghỉ lễ. Chốt phiên 27/01, tỷ giá tự do chiều mua vào giao dịch tại 23,500 VND/USD và 23,570 VND/USD ở chiều bán ra.
Tỷ giá ngày 16/01/2023

Tỷ giá ngày 30/01/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán

Thay đổi

USD

23,450 24,780 23,450 24,780

EUR

24,313 26,873 24,389 26,956 + 83

JPY

175 194 172 191         -3
GBP 27,468 30,359 27,803 30,729

+ 370

CHF 24,236 26,787 24,357 26,921

+ 134

AUD 15,671 17,321 15,968 17,649

+ 328

CAD 16,756 18,520 16,861 18,636

       +116

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định “Hiện tại ổn định thị trường ngoại hối có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài”. Ngoài ra, Thống đốc cho biết thêm, trong ngắn hạn sẽ phải đánh đổi các mục tiêu, cụ thể, để ổn định tỷ giá thì phải chấp nhận lãi suất tăng. Tùy từng giai đoạn, mục tiêu trọng tâm của điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ có thể khác nhau. Tuy nhiên, kim chỉ nam của đường lối chính sách là phải kiểm soát được lạm phát, đảm bảo ổn định vĩ mô. Sau hơn 3 tháng tạm dừng, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu mua ngoại tệ trở lại với mức chào 23,450 đồng/USD. Ngoài ra, trong ngắn hạn, có nhiều yếu tố ủng hộ sự ổn định của thị đồng tiền Việt như: nguồn kiu hối dồi dào, giải ngân FDI, thặng dư cán cân thương mại, tâm lý đầu cơ giảm bớt, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại hạ nhiệt.
  • Lãnh đạo Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước, cho biết trong thời gian tới, cơ quan này sẽ cố gắng ổn định tỷ giá USD/VND và cân bằng với các yếu tố vĩ mô khác.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.