Chia sẻ:

Bản tin Toàn cảnh Thị trường tiền tệ – Sóng gió với hệ thống ngân hàng chưa kết thúc

thi-truong-tien-te

Tuần qua, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) và các ngân hàng ở Canada, Anh, Nhật Bản, Thuỵ Sỹ và khu vực Eurozone đã tiến hành đàm phán, thỏa thuận các chính sách hỗ trợ để đảm bảo duy trì thanh khoản cho đồng Đô La Mỹ trong khu vực cũng như đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

FED đang xem xét các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về vốn và thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB), FED đang xem xét lại các quy định liên quan đến các ngân hàng hạng trung, đối với các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về vốn và thanh khoản, và sức chịu đựng trước những cú sốc. Hiện tại, các yêu cầu về vốn và thanh khoản nghiêm ngặt nhất chỉ được áp dụng cho các ngân hàng lớn. Vào hôm 14/3, 50 nhà lập pháp đảng Dân chủ đã đưa ra dự luật bãi bỏ luật nới lỏng các quy định đối với ngân hàng nhỏ hơn vào năm 2018.

Trung Quốc tiếp tục giữ mức lãi suất thấp và hạ mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết tiếp tục giữ lãi suất cơ bản (LPR) ở mức thấp kỷ lục – 3.65%, duy trì tình trạng nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi. Đồng thời, Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng ở mức 0.25%, điều này cho phép các ngân hàng có thể hạ lãi suất. Cùng với việc bơm thanh khoản, PBoC dự kiến ​​sẽ nới lỏng đáng kể các điều kiện tiền tệ. Việc cắt giảm RRR có thể dẫn tới khả năng cắt giảm LPR trong năm nay, khi Trung Quốc theo đuổi mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khi dỡ bỏ các biện pháp chống Covid-19 vào đầu năm nay.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất cho vay tái cấp vốn, lãi suất cho vay cận biên và lãi suất tiền gửi tại ECB lần lượt tăng lên 3.5%; 3.75% và 3%. Điều này cho thấy ECB vẫn coi việc chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu, bất chấp những lo ngại rằng điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, ECB cũng hứa sẽ cung cấp hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính nếu cần.

2. Tin trong nước

NHNN điều chỉnh một số mức lãi suất từ 14/03/2023 qua quyết định 313/QĐ-NHNN.

Quyết định 313/QĐ-NHNN được ban hành 14/03/2023 và có hiệu lực từ ngày 15/03/2023. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4.5%/năm xuống 3.5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ 7%/năm xuống 6%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, giảm từ 5.5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6.5%/năm xuống 6%/năm.

Giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn vay.

Tại Hội nghị Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp mong muốn các ngân hàng xem xét nới lỏng các điều kiện vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sau khi lắng nghe ý kiến các bên, phía NHNN nhấn mạnh các ngân hàng thương mại cần tích cực hơn nữa trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng đặc thù cho SMEs như tài trợ chuỗi cung ứng, cho vay thấu chi doanh nghiệp, cho vay đầu tư tài sản cố định gián tiếp, cho vay mua, phân phối ô tô, các sản phẩm tín dụng ngành tiềm năng. Đồng thời, có các giải pháp linh hoạt như cho phép thế chấp khoản phải thu, quyền đòi nợ hình thành trong tương lai từ hợp đồng thương mại, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay…để hỗ trợ doanh nghiệp. Các giải pháp phải đảm bảo tuân thủ pháp luật,…

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: Lãi suất giảm mạnh ở tất cả kỳ hạn. Chốt ngày 17/3, lãi suất VND liên ngân hàng đóng cửa ở mức: 3.50% (-2.70%); 1 tuần 4% (-2.42%); 2 tuần 4.58% (-2.05%); 1 tháng 5.78% (-1.32%) so với phiên ngày 10/03.

Lãi suất USD: Giằng co qua các phiên. Phiên cuối tuần ngày 17/3, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.46% (+0.02%); 1 tuần 4.58% (+0.02%); 2 tuần 4.72% (+0.02%) và 1 tháng 4.87% (+0.05%) so với ngày 10/03.

Thời hạn

Kết tuần 1 tháng 3 (3/3/23) Kết tuần 2 tháng 3 (10/3/23) Kết tuần 2 tháng 3 (17/3/23)

Biến động so với tuần gần nhất

Qua đêm

6.28 6.2 3.5 -2.7

1 tuần

6.5 6.42 4 -2.42
2 tuần 6.72 6.63 4.58

-2.05

1 tháng 7.15 7.1 5.78

-1.32

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • NHNN sẽ tiếp tục theo sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để tiếp tục điều chỉnh các mức lãi suất phù hợp với nền kinh tế. Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu và trong nước có nhiều khó khăn, NHNN sẽ nỗ lực thực hiện chủ trương giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế. NHNN cũng tiếp tục chỉ đạo các TCTD có các giải pháp tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất.
  • Một số lý do có thể là cơ sở để NHNN giảm lãi suất vào hôm 14/3, có thể kể đến như sau: sự cố xảy ra với 3 ngân hàng tại Mỹ khiến FED sẽ thận trọng hơn trong việc tăng lãi suất; thanh khoản hệ thống được cải thiện trong thời gian qua, qua đó tạo dư địa cho ngân hàng giảm lãi suất; lạm phát vẫn cao nhưng đã giảm nhiệt.
  • Tại Hội nghị Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, vừa ổn định kinh tế vĩ mô vừa kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, ổn định lãi suất, … Trong năm nay tiếp tục duy trì chính sách lãi suất hợp lý, ổn định.
  • Mặc dù việc giảm lãi suất đã giải tỏa một phần lo lắng của doanh nghiệp khi chi phí nợ vay tăng cao nhưng trong bối cảnh lạm phát rình rập và sự đổ vỡ trong hệ thống tài chính của một số nền kinh tế lớn đã gâp áp lực không nhỏ tới cách điều hành chính sách tiền tệ của nhà điều hành.

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp:  Ngày 15/03. KBNN huy động 10,500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. khối lượng trúng thầu là 10,450 tỷ đồng (đạt 99%). Trong đó. kỳ hạn 5 năm huy động được 700 tỷ đồng; 7 năm 750 tỷ đồng;10 năm và 15 năm cùng huy động được 4,500 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn trên lần lượt là 3.68% (-0.02%); 7 năm 3.86%; 10 năm 4.02% (-0.15%) và 15 năm 4.2% (-1.16%) so với phiên huy động trước.

Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch bình 5,134 tỷ đồng/phiên, xấp xỉ so tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ giảm ở tất cả các kỳ hạn. Chốt phiên 17/3, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 3.6% (-0.21%); 2 năm 3.61% (-0.21%); 3 năm 3.63% (-0.21%); 5 năm 3.66% (-0.22%); 7 năm 3.68% (-0.29%); 10 năm 3.91% (-0.41%); 15 năm 4.04% (-0.39%) so với phiên trước đó.

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 15/03 (KBNN) Biến động so với phiên gọi thầu gần nhất

5 năm

3.68% -0.02%

7 năm

3.8%

10 năm 4.02%

-0.15%

15 năm 4.2%

-1.16%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 22/03 (tỷ VND)

5 năm

500

10 năm

1,500

15 năm

3,000

30 năm

2,000

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

Lãi suất TPCP và lợi suất giao dịch TPCP đều có xu hướng giảm trong tuần vừa rồi. Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp được duy trì so với tuần trước đó. Thị trường TPCP phản ứng tích cực sau khi nhận được thông tin giảm lãi suất điều hành từ ngân hàng nhà nước.

Tuy nhiên, chưa thể khẳng định được xu hướng tăng giảm của lãi suất TPCP trong thời gian tới, do hệ thống tài chính còn nhiều biến động và phụ thuộc với hành động của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 13/3-17/3, NHNN chào thầu 50,000 tỷ đồng trên kênh cầm cố, kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày, đều với lãi suất 5.5%; có 3,105.15 tỷ đồng trúng thầu; có 34,2382.39 tỷ đồng đáo hạn. NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN trong tuần qua; có 83,599.8 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn.

Như vậy, NHNN bơm ròng 52,466.56 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 3,105.15 tỷ đồng, tín phiếu NHNN ở mức 110,699.8 tỷ đồng.

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá có xu hướng giảm

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh giảm trong tuần vừa qua. Chốt ngày 17/3, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,620 VND/USD, giảm 19 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH giảm 89 đồng so với cuối tuần trước đó. Phiên cuối tuần 17/3, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,591 VND/USD.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do giảm 165 đồng ở chiều mua vào và 145 đồng ở chiều bán ra so với tuần trước đó. Chốt phiên 17/3, tỷ giá tự do chiều mua vào giao dịch tại 23,555 VND/USD và 23,620 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 13/03/2023 Tỷ giá ngày 20/03/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,450 24,780 23,450 24,780

EUR

23,880 26,394 23,973 26,496 -17

JPY

165 183 169 187

+2

GBP 27,024 29,868 27,353 30,232

+267

CHF 23,981 26,505 24,210 26,759

-237

AUD 15,171 16,768 15,077 16,664

-249

CAD 16,504 18,241 16,385 18,110

72

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Trên thế giới, các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới ngày đã cùng nhau phối hợp để cùng cố dòng chảy tiền mặt trên toàn cầu. Theo đó, cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra các thỏa thuận hoán đổi tín dụng để đảm bảo rằng các ngân hàng ở Canada, Anh, Nhật Bản, Thuỵ Sỹ và khu vực Eurozone sẽ có đủ USD cần thiết để đảm bảo vận hành. New York Community Bank cũng đồng ý mua lại một phần Signature Bank. Điều này cho thấy, FED và các ngân hàng lớn khác đang phải xem xét lại chính sách tiền tệ của họ để tránh một cuộc đổ vỡ hệ thống tài chính toàn cầu
  • Mặc dù, tỷ giá trên các thị trường đồng loạt giảm điểm trong tuần qua. Hành động giải cứu thị trường của hệ thống ngân hàng tiếp tục được triển khai nhưng ECB vẫn quyết định tăng thêm lãi suất trong tuần vừa rồi. Với các hành động phối hợp đã có thể làm dịu thị trường tài chính, FED được cho là có thể giữ kế hoạch tăng lãi suất của mình. Chưa có tín hiệu rõ ràng nào rằng FED sẽ giảm lãi suất ở cuộc họp trong tuần này. Do đó, thị trường ngoại hối có thể gặp căng thẳng hơn nếu FED kiên định với mục tiêu chống lạm phát của mình.
  • Tuy nhiên, thị trường Việt Nam với nhiều tín hiệu tích cực như việc giảm lãi suất đồng loạt, thanh khoản hệ thống dồi dào, … đã giúp tâm lý trên thị trường ổn định hơn và giữ được cân bằng trong giai đoạn thị trường có nhiều bất ổn.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.