Chia sẻ:

PMI tháng 8 tăng chậm lại, đạt 53,7 điểm

Báo cáo của Nikkei vừa công bố cho biết chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam đạt 53,7 điểm trong tháng 8. Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Tuy vậy, con số này lại giảm so với mức 54,9 điểm của tháng 7.

 

                                                                                      

 

Có một số dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất đang chậm lại khi sản lượng và việc làm tăng chậm hơn so với tháng 7. Trong khi đó, mức độ lạc quan đã giảm mạnh và đạt mức thấp nhất trong lịch sử khảo sát tính đến thời điểm này. Về khía cạnh giá cả, cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng chậm hơn.

 

Số lượng đơn đặt hàng mới của các công ty sản xuất Việt Nam tiếp tục tăng kỷ lục trong tháng 8. Mặc dù tốc độ tăng đã giảm đi, nhưng mức tăng vẫn mạnh, cho thấy nhu cầu khách hàng đang cải thiện. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng trong tháng. Lượng công việc tồn đọng đã giảm nhẹ trong ba tháng liên tiếp.

 

Sản lượng ngành sản xuất tiếp tục tăng trong tháng nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh. Mức tăng sản lượng trong tháng 8 là mạnh, mặc dù là chậm nhất kể từ tháng 4.Việc làm đã tăng chậm lại. Tốc độ tạo việc làm trong tháng 8 là yếu hơn nhiều so với mức cao kỷ lục của tháng 6. Trong khi đó, việc làm đã tăng liên tục theo tháng trong gần hai năm rưỡi qua.

 

Tốc độ tăng hoạt động mua hàng vẫn cao trong tháng 8. Các công ty đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới nhiều hơn và lập kế hoạch cho tăng trưởng sản lượng trong tương lai.

 

Tồn kho hàng mua đã tăng 5 tháng liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2. Tồn kho hàng thành phẩm cũng tăng và đây là lần tăng thứ hai liên tiếp.

 

Giá cả đầu vào tiếp tục tăng mạnh, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Ở những nơi có chi phí đầu vào tăng, nguyên nhân được cho là do giá nguyên vật liệu tăng và đồng Việt Nam giảm giá so với đồng USD. Chi phí đầu vào tăng đã góp phần làm tăng giá cả đầu ra. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá đã chậm lại, thấp của thời kỳ ba tháng dù trong bối cảnh áp lực cạnh tranh.

 

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài hơn trong tháng 8 do tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, sau khi đã không thay đổi trong tháng trước.

 

Nikkei cho rằng mặc dù nói chung vẫn tích cực nhưng mức độ lạc quan của các nhà sản xuất Việt Nam giảm mạnh trong tháng 8, và đây là mức thấp nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2012.

 

“Từ đó cho thấy những quan ngại về dòng chảy thương mại quốc tế có thể bắt đầu ảnh hưởng đến các công ty ViệtNam trong những tháng tới”, ông Andrew Harker, Phó giám đốc IHS Markit cảnh báo.

 

N.A


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.