Chia sẻ:

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT – Phần 1: Phân tích kỹ thuật là gì?

Phần 1: Phân tích kỹ thuật là gì?

Nếu như phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp tìm ra các cổ phiếu cơ bản tốt thì phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư lựa chọn thời điểm mua bán hợp lý. Công ty chứng khoán An Bình (ABS) sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư đi qua các kiến thức cơ bản và ứng dụng trong đầu tư chứng khoán của phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật (PTKT) là việc sử dụng nghiên cứu dữ liệu biến động của giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để đưa ra dự báo cho biến động giá cổ phiếu trong tương lai. PTKT dựa trên 2 giả định chính sau đây:

  • Giá phản ánh tất cả: Phân tích kỹ thuật giả định tất cả các thông tin đều được phản ánh vào giá
  • Lịch sử luôn lặp lại: Các mô hình phân tích kỹ thuật phản ánh tâm lý nhà đầu tư do đó các mô hình đã được kiểm định trong quá khứ được giả định là sẽ tiếp tục đúng trong tương lai. Các mô hình từ thế kỷ trước vẫn đúng và vẫn được áp dụng trong thời điểm hiện tại. Lý do là thời đại thay đổi nhưng tâm lý con người vẫn không đổi.

PTKT không chỉ sử dụng để dự báo giá cổ phiếu mà có thể sử dụng với nhiều loại khác nhau khi có dữ liệu giá và KLGD như: giá hàng hoá, giá vàng, chỉ số thị trường… Những người PTKT thường sử dụng các lý thuyết/mô hình đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong quá khứ, ví dụ nhứ: mô hình 2 đỉnh, 2 đáy, mô hình vai đầu vai, lý thuyết Dow, lý thuyết hộp… Mỗi một mô hình/lý thuyết sẽ đưa ra các tín hiệu nhận biết và cách thức mua/bán.

Lợi ích của PTKT

  • Xác định thời điểm và giá mua/bán hợp lý: tránh được những trường hợp mua đúng đỉnh, bán đúng đáy
  • Giúp nhà đầu tư sinh lời nhanh: Nhiều nhà đầu tư sử dụng PTKT và đã có lợi nhuận cao trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên khi thị trường xấu việc giao dịch quá nhiều theo phân tích kỹ thuật sẽ làm nhà đầu tư bị thua lỗ.
  • PTKT dễ học, dễ áp dụng hơn PTCB: Giúp nhà đầu tư phân tích nhanh cổ phiếu chỉ dựa trên đồ thị giá và khối lượng, không mất nhiều thời gian nghiên cứu các yếu tố tài chính, thông tin doanh nghiệp

Lưu ý khi sử dụng PTKT

  • PTKT không phải lúc nào cũng đúng: Ví dụ các mẫu hình đảo chiều (mô hình 2 đỉnh, vai đầu vai…) khi hình thành thì giá thường sẽ đảo chiều (giá đang trong xu hướng tăng sẽ đảo chiều giảm và ngược lại). Tuy nhiên không phải lúc nào giá cũng biến động đúng như dự báo của mẫu hình.
  • Mỗi cổ phiếu sẽ có biến động khác nhau với một mô hình: Cổ phiếu cũng như con người nên sẽ có “tính cách” khác nhau, ví dụ với cổ phiếu “nóng” thường sẽ biến động rất nhanh nhưng các cổ phiếu cơ bản như VNM, VCB… sẽ có biến động từ từ và chắc chắn hơn.

 

Dưới đây là một số ví dụ thực tế về biến động của giá cổ phiếu theo PTKT:

  • Mẫu hình 2 đáy: Đây là mẫu hình giá đảo chiều tăng từ xu hướng giảm trước đó. Ngoài ra, mẫu hình 3 đáy là biến thể của mẫu hình này.

  • Đường xu hướng: được tạo thành

 

Như vậy chúng ta đã nắm được định nghĩa, lợi ích và một số lưu ý khi sử dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán. Trong các phần tiếp theo, Chứng khoán An Bình (ABS) sẽ đi vào chi tiết cách thức lựa chọn khung thời gian phù hợp, các chỉ số cơ bản thường được sử dụng như hỗ trợ, kháng cự, xu hướng…

 


Phân tích kỹ thuật – Phần 2: Lựa chọn khung thời gian phù hợp với chiến lược đầu tư

 

Huấn luyện viên đầu tư ABS

Follow page ABS để tiếp tục nhận được các bài viết kiến thức đầu tư:  Tại đây

Link tải App ABS Invest với đầy đủ bộ công cụ hỗ trợ đầu tư: Tại đây