Đã có 240 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, trong đó có 15 nhà đầu tư tổ chức và 225 nhà đầu tư cá nhân.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội xin thông báo về kết quả đăng ký mua cổ phần của Công ty mẹ – Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Theo đó, lượng cổ phần đăng ký mua đạt 149.498.500 cổ phiếu, chiếm 89,5% lượng đấu giá (167.074.900 cổ phiếu).
Đã có 240 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, trong đó có 15 nhà đầu tư tổ chức là 225 nhà đầu tư cá nhân.
Phiên đấu giá dự kiến sẽ được thực hiện vào 08 giờ 30 phút ngày 29/08/2016.
Sau khi cổ phần hóa, Nhà nước sẽ nắm giữ 51% vốn điều lệ của VEAM, bán ưu đãi bán cho người lao động 5.669.100 cổ phần, chiếm 0,43%; Các nhà đầu tư qua đấu giá 167.074.900 cổ phần, chiếm 12,57%; Nhà đầu tư chiến lược 478.368.000 cổ phần, chiếm 36,00% vốn điều lệ.
Được biết, VEAM thành lập năm 1990, trực thuộc Bộ Công thương với mục tiêu là công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sau 25 năm phát triển, VEAM có 4 mảng chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp, chế tạo lắp ráp xe ô tô, sản xuất các sản phẩm hỗ trợ và kinh doanh thương mại.
VEAM có 2 công ty liên doanh chính, VEAM đang sở hữu 30% Honda Vietnam, và 20% Toyota Việt Nam ngoài ra công ty con của VEAM là Diesel Sông Công (Disoco) cũng đang sở hữu 25% Ford Việt Nam.
Trong năm vừa qua nhu cầu xe ô tô tại Việt Nam tăng nhanh nhờ hạ tâng giao thông cải thiện và thu nhập người dân tăng nhanh, từ giai đoạn 2012-2015 tăng trưởng 45%/năm và năm 2015 tổng lượng xe ô tô tiêu thụ 250.000 chiếc. Trên thị trưởng xe máy liên doanh Honda Việt Nam của VEAM chiếm 70% thị phần.
Thị trường ô tô 3 liên doanh Toyota, Honda, Ford chiếm 35% thị phần xe hơi tại Việt Nam. Công ty Thaco chiếm 43% tuy nhiên Thaco sản xuất cả xe tải. Như vậy VEAM đang giữ gián tiếp 20% thị phần xe máy tại Việt Nam và 8% thị phần ô tô tại Việt Nam.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc