Chia sẻ:

KIẾM TIỀN TỪ PHÂN TÍCH CƠ BẢN – Phần 3: Đào sâu phân tích cơ bản về ngành (Số thứ nhất) 

 

Đào sâu phân tích cơ bản về ngành (Số thứ nhất)

 

Có vẻ lạ nhưng bạn có thể biết được khá nhiều thông tin bổ ích về các công ty bằng cách xem xét, đánh giá những công ty được xếp chung với họ. Thường thì các công ty trong cùng một lĩnh vực, hay ngành nghề, sẽ có những đặc điểm tài chính và biểu trưng hoạt động tương tự nhau. Ngành nghề của một công ty cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất giá cổ phiếu của nó khi nhà đầu tư sử dụng các phép so sánh cho các công ty khác nhau trong cùng một lĩnh vực kinh doanh.

 

Hiểu được loại hình của một công ty là một phần quan trọng của “phân tích cơ bản”. Bạn có thể phân tích một công ty cụ thể bằng cách xem xét báo cáo tài chính của nó, nhưng việc hiểu biết môi trường mà công ty hoạt động và các động lực phát triển của ngành cũng là vô cùng cần thiết. Phần 3 trong series “Kiếm tiền từ phân tích cơ bản”, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những khái niệm cơ bản nhất về phân tích ngành. Cùng bắt đầu nhé.

Ngành là gì?

Thuật ngữ ngành công nghiệp được định nghĩa khá rõ ràng trong phân tích cơ bản. Ở cấp độ cơ bản nhất, ngành công nghiệp của một công ty là lĩnh vực kinh doanh mà công ty đó hoạt động. Nhưng định nghĩa đó chưa đủ “khoa học” đối với các nhà phân tích cơ bản. Thay vì chỉ nói rằng, Vinfast thuộc ngành công nghiệp ô tô, các nhà phân tích cơ bản sẽ phân chia chúng một cách chi tiết hơn. Hầu hết các chuyên gia phân tích sử dụng Tiêu chuẩn Phân loại Ngành Toàn cầu (Global Industry Classification Standard – GICS), để phân loại các công ty. GICS chia mọi ngành công nghiệp thành các lĩnh vực, nhóm ngành công nghiệp, ngành công nghiệp phân ngành. GICS được đồng sáng lập bởi Standard & Poor’s và MSCI, hai công ty chuyên tạo ra cách để phân loại các công ty.

 

Nếu bạn từng thấy búp bê Nga Matryoshka, bạn sẽ hiểu chính xác cách GICS hoạt động. Lĩnh vực là phân loại lớn nhất, bên trong đó là nhóm ngành công nghiệp, ngành công nghiệpphân ngành. Khi bạn biết một công ty thuộc lĩnh vực nào, bạn có thể biết nó thuộc nhóm ngành công nghiệp, ngành công nghiệp và phân ngành nào. Tất cả các phân loại này nằm gọn gàng bên trong nhau giống như một con búp bê Matryoshka vậy.

 

Vinfast là một ví dụ tốt để đơn giản hoá cách thức hoạt động của GICS. Công ty thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng không thiết yếu, bao gồm các nhóm ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng có giá trị lớn, chẳng hạn như hàng tiêu dùng bền (VD: đồ gia dụng). Đào sâu hơn, bạn thấy Vinfast thuộc nhóm ngành công nghiệp sản xuất ô tô & linh kiện ô tô, bao gồm ngành công nghiệp linh kiện ô tô và ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Tiếp theo, Vinfast thuộc ngành công nghiệp sản xuất ô tô (automobiles), bao gồm hai phân ngành: nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất môtô. Và vì Vinfast chủ yếu tập trung vào sản xuất xe ô tô điện nên nó thuộc phân ngành nhà sản xuất ô tô.

 

Hệ thống GICS khá toàn diện với 11 lĩnh vực, 24 nhóm ngành công nghiệp, 69 ngành công nghiệp và hàng nghìn phân ngành. Nó cũng thay đổi một chút theo thời gian. Đôi khi các ngành công nghiệp được thêm, xóa hoặc sáp nhập để phản ánh những thay đổi trong nền kinh tế. Thỉnh thoảng các công ty cá nhân cũng được chuyển từ ngành công nghiệp/phân ngành này sang ngành công nghiệp/phân ngành khác. Bất động sản gia nhập GICS với tư cách là một lĩnh vực riêng vào tháng 9 năm 2016, và lĩnh vực dịch vụ viễn thông bị thay thế bởi lĩnh vực dịch vụ truyền thông vào tháng 9 năm 2018.

 

Có lẽ cách dễ nhất để thấy tất cả các lĩnh vực, nhóm ngành công nghiệp, ngành công nghiệp và phân ngành của GICS khớp với nhau là nhìn vào bảng. Có hàng nghìn phân ngành, nhưng Bảng 1 dưới đây sẽ cho bạn một tóm tắt tổng quan về cấu trúc của GICS :

 

 

Theo dõi chu kỳ lên xuống của các ngành công nghiệp

Giống như nền kinh tế, các ngành công nghiệp cũng có những giai đoạn lên xuống theo chu kỳ. Một số lĩnh vực có xu hướng kinh doanh tăng/giảm (mở rộng/co lại) cùng với nền kinh tế. Những ngành này được gọi là ngành theo chu kỳ, bao gồm các ngành như kim loại, dầu khí, bất động sản, sản xuất ô tô…v..v. Ngược lại, có những lĩnh vực có xu hướng phi chu kỳ, nghĩa là hoạt động của chúng có xu hướng không mấy liên quan đến hình thái của nền kinh tế. Ngành chăm sóc sức khỏe là một ví dụ tốt về một lĩnh vực phi chu kỳ. Bạn chắc sẽ không hủy lịch hẹn khám bệnh chỉ vì nền kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại một chút phải không?

 

Một số nhà phân tích cơ bản sử dụng phân tích ngành để biết nền kinh tế đang ở điểm nào trong chu kỳ tăng trưởng/suy thoái. Bằng cách chú ý đến những ngành (hoặc lĩnh vực) đang đạt kết quả tốt nhất, hoặc giá cổ phiếu tăng mạnh nhất, bạn có thể có được gợi ý về hướng đi của nền kinh tế.

 

Bạn có thể thấy các lĩnh vực và cổ phiếu khác nhau có xu hướng hoạt động tốt hơn trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh trong Bảng 2 bên dưới:

 

 


 

Huấn luyện viên đầu tư ABS

A-Education cung cấp kiến thức đầu tư từ cơ bản đến chuyên sâu, hỗ trợ các nhà đầu tư những thông tin đầu tư hiệu quả nhất. Xem thêm bộ tài liệu đầu tư này tại đây.

> Mở tài khoản chứng khoán và bắt đầu giao dịch ngay tại đây

 


CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH
📞Hotline: 1900 5454 96
– Youtube: https://bit.ly/ytb-abs