Chia sẻ:

Khối ngoại trao tay hơn 16,6 triệu cổ phiếu VNM, thị trường giằng co

Thị trường về cuối phiên sáng chứng kiến giao dịch thỏa thuận rất mạnh ở cổ phiếu VNM. Cụ thể, VNM có giao dịch thỏa thuận lên đến 16,6 triệu cổ phiếu ở mức giá 203.000 đồng/CP, tương ứng giá trị giao dịch đạt 3.376 tỷ đồng. Đáng chú ý, toàn bộ lượng cổ phiếu này là do khối ngoại trao tay nhau. VNM kết phiên sáng giảm 900 đồng (-0,44%) xuống 203.000 đồng/CP.

 

Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như VPB, PLX, MSN, BID, GAS, VCG, … đều chìm trong sắc đỏ. Khép phiên sáng, BID giảm 500 đồng (-2,07%) xuống 23.700 đồng/CP. PLX giảm 800 đồng (-1,15%) xuống 68.900 đồng/CP.

 

Trong khi đó, sắc xanh vẫn được duy trì khá tốt trên các mã như BVH, VCB, VIC, SAB… và điều này giúp VN-Index nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu. Đáng chú ý, VCB tăng mạnh 1.100 đồng (2,27%) lên 49.600 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,7 triệu cổ phiếu. VIC cũng tăng 1.300 đồng (1,78%) lên 74.300 đồng/CP.

 

Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, tình hình tại CMG vẫn không có gì thay đổi, cổ phiếu này vẫn giảm kịch sàn. Trái ngược lại, KPF đang có phiên tăng trần thứ 12 liên tiếp và đạt mức 20.550 đồng/CP.

 

Thanh khoản phiên sáng nay tăng vọt nhờ giao dịch thỏa thuận của VNM, với tổng khối lượng giao dịch đạt 144,8 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 6.200 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khoảng 3.900 tỷ đồng.

 

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,56 điểm (0,16%) lên 947,62 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 148 mã giảm và 98 mã đứng giá.

 

HNX-Index giảm 0,75 điểm (-0,66%) xuống 112,81 điểm. Toàn sàn có 40 mã tăng, 80 mã giảm và 238 mã đứng giá.

 

Thị trường mở cửa phiên giao dịch cuối tuần vẫn theo kịch bản là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa mạnh. Trong đó, các cổ phiếu trụ cột trên thị trường như BID, PLX, VCB, VPB, VCG, PGS, PVC… đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu và gây áp lực tương đối lớn lên hai chỉ số. Hiện giờ, BID đang giảm 400 đồng (-1,65%) xuống 23.800 đồng/CP. PLX giảm 700 đồng (-1%) xuống 69.000 đồng/CP. VPB giảm 450 đồng (-1,11%) xuống 40.000 đồng/CP.

 

Chiều ngược lại, sắc xanh được duy trì khá tốt trên các mã lớn khác như SAB, ROS, VIC, MSN, MWG, DBC, LAS… và điều này đang giúp giao dịch trên thị trường cân bằng hơn và biến động của hai chỉ số cũng không quá lớn. SAB đang tăng trở lại 6.800 đồng (2,73%) lên 256.000 đồng/CP sau 3 phiên lao dốc. ROS cũng tăng trở lại 500 đồng (0,31%) lên 160.800 đồng/CP.

 

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ‘sóng gió’ tại CMG vẫn chưa qua đi, cổ phiếu này đang có phiên giảm sàn thứ 6 liên tiếp và giao dịch ở mức 31.800 đồng/CP. CCQ ETF nội E1VFVN30 đang gây bất ngờ khi giao dịch được đến 2,28 triệu CCQ. Hiện tại, E1VFVN30 đang giảm 240 đồng (-1,53%) xuống 15.470 đồng/CCQ.

 

Sau khoảng 55 phút giao dịch, VN-Index tăng 0,89 điểm (0,09%) lên 946,95 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 34 triệu cổ phiếu, trị giá trên 854 tỷ đồng.

 

HNX-Index giảm 400 đồng (-0,35%) xuống 113,16 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 15 triệu cổ phiếu, trị giá 356 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 191 tỷ đồng. Trong đó, VCS có thỏa thuận 723,9 nghìn cổ phiếu, trị giá 184,7 tỷ đồng.

 

SSI Retail Research cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục tích lũy quanh vùng gái 945 điểm của chỉ số VN-Index và 113 điểm của chỉ số HNX-Index. Đồng thời, dòng tiền sẽ tiếp tục có sự phân hóa và chủ yếu chỉ tập trung ở một vài nhóm cổ phiếu, đặc biệt là dòng dầu khí có thể sẽ tiếp tục dẫn dắt đà tăng của thị trường trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, tỷ trọng cổ phiếu tiếp tục tăng dần cho thấy cơ hội tìm kiếm lợi nhuận vẫn hiện hữu.

 

Hệ thống chỉ báo xu hướng của SSI Retail Research vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và duy trì mức cắt lỗ của chỉ số VN30 ở mức 920,26 điểm và nâng mức cắt lỗ của chỉ số HNX-Index lên mức 110,28 điểm. Do đó, SSI Retail Research khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và nên tập trung vào xu hướng của dòng tiền để lựa chọn nhóm cổ phiếu.

BÌNH AN


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.