Chia sẻ:

Khối ngoại thỏa thuận 18 triệu cổ phiếu VNM, VN-Index lấy lại mốc 820

Giao dịch trên thị trường có phần được cải thiện hơn trước khá nhiều, trong đó, ROS tiếp tục được kéo lên mức giá trần. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như BVH, GAS, VCB, VJC, MBB, VCS… đều đồng loạt tăng giá và kéo cả hai chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, ROS bất ngờ được kéo lên mức giá trần và khớp lệnh hơn 1,5 triệu cổ phiếu. MWG tăng trở lại 1.400 đồng lên 124.900 đồng/CP.

 

Đáng chú ý, khối ngoại bất ngờ chuyển nhượng nội khối hơn 18,4 triệu cổ phiếu VNM. Hiện tại, VNM đang tăng 300 đồng lên 148.300 đồng/CP. Phiên sáng nay, VNM có tổng cộng hơn 18,1 triệu cổ phiếu được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận, trị giá hơn 2,755,6 tỷ đồng.

 

Chiều ngược lại, sắc đỏ vẫn bao trùm lên khá nhiều các cổ phiếu trụ cột khác là BID, PLX, MSN, VIC, PLX, PVC…việc này vẫn khiến đà tăng của chỉ số VN-Index không được vững vàng cũng như tiếp tục kéo chỉ số HNX-Index giảm điểm.

 

Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cả HAI và HAR đã bị kéo xuống mức giá sàn và khớp lệnh lần lượt 3 triệu cổ phiếu và 1,1 triệu cổ phiếu.

 

Thanh khoản thị trường nhờ giao dịch thỏa thuận của VNM đã tăng vọt, tổng khối lượng giao dịch đạt 131 triệu cổ phiếu, trị giá 4.800 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm khoảng 2.900 tỷ đồng.

 

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 2,83 điểm (0,34%) lên 822,87 điểm. Toàn sàn có 112 mã tăng, 106 mã giảm và 116 mã đứng giá.

 

Chỉ số HNX-Index giảm 0,11 điểm (0,1%) xuống 106,13 điểm. Toàn sàn có 58 mã tăng, 77 mã giảm và 226 mã đứng giá.

 

Sau phiên có phần ‘hoảng loạn’ hôm qua, hàng loạt các cổ phiếu trụ cột trên thị trường đã hồi phục trở lại và giúp kéo cả hai chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, sự hồi phục này cũng chỉ duy trì được trong khoảng thời gian ngắn. Lực cầu ngay sau đó đã suy yếu đi đáng kể và số mã giảm dần tăng lên.

 

Nhiều cổ phiếu lớn đã giảm giá như CTG, BID, VNM, SAB, MSN, PVS… và gây áp lực đáng kể lên hai chỉ số. Trong đó, SAB sau khi làm trụ đỡ khá tốt của thị trường phiên trước thì bây giờ đang giảm 4.000 đồng xuống 276.000 đồng/CP.

 

Trong khi đó, các cổ phiếu như FPT, VCB, STB, ROS, MWG, VCG, PGS…đồng loạt tăng giá trở lại. Trong đó, ROS tiếp tục tăng mạnh 8.300 đồng lên 159.100 đồng/CP. FPT tăng 150 đồng lên 49.450 đồng/CP. FPT mới đây đã công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2017 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 12% so với cùng kỳ.

 

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HAI tiếp tục giảm 400 đồng xuống 9.950 đồng/CP. HAR giảm 350 đồng xuống 10.900 đồng/CP. Trong khi đó, FLC tăng trở lại 120 đồng lên 7.170 đồng/CP và khớp lệnh 4,6 triệu cổ phiếu.

 

Đáng chú ý, chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30 tiếp tục được khối ngoại mua vào hơn 2 triệu cổ phiếu.

 

Sau khoảng 50 phút giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 0,61 điểm (-0,07%) xuống 819,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 28,4 triệu cổ phiếu, trị giá 600 tỷ đồng.

 

Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,24 điểm (-0,23%) xuống 106 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 11 triệu cổ phiếu, trị giá 111 tỷ đồng.

 

SSI Retail Research cho rằng thị trường có thể sẽ duy trì đà giảm trong phiên kế tiếp và dòng tiền sẽ chủ yếu tập trung ở một vài cổ phiếu Largecaps như ROS, SAB. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng mạnh và dòng tiền sẽ có chiều hướng thu hẹp dần, đặc biệt dòng tiền chủ yếu tập trung ở các cổ phiếu có từng câu chuyện hỗ trợ riêng. Ngoài ra, tỷ trọng cổ phiếu tiếp tục giảm mạnh cho thấy cơ hội tìm kiếm lợi nhuận vẫn còn rất khó khăn.

 

Hệ thống chỉ báo xu hướng của SSI Retail Research vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index với mức cắt lỗ ở mức 805,75 điểm và hạ mức xu hướng ngắn hạn của chỉ số HNX-Index từ tăng xuống giảm. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của hai chỉ số VNMidcaps và VNSmallcaps bị hạ từ mức tăng xuống giảm. Do đó, SSI Retail Research khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục tận dụng nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng cổ phiếu và hạn chế mua mới ở giai đoạn hiện tại.

BÌNH AN


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.