Chia sẻ:

Hơn 19.750 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký giao dịch tại TTCK Việt Nam

Sau tháng 8 với số lượng NĐTNN mở tài khoản thiết lập đỉnh mới, việc mở mới tài khoản trong tháng 9 vừa qua đã hạ nhiệt đáng kể nhưng vẫn ở mức cao. Đã có 110 nhà đầu tư cá nhân và 18 tổ chức nước ngoài mở tài khoản giao dịch chứng khoán mới tại Việt Nam.

 Số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, trong tháng 9/2016, đã có 110 nhà đầu tư cá nhân và 18 tổ chức nước ngoài mở tài khoản giao dịch chứng khoán mới tại Việt Nam. Tổng số NĐTNN được cấp mã số giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đạt 128 cá nhân/tổ chức, tăng 32% cùng kỳ.

Trong tháng 9, VSD hủy mã số giao dịch chứng khoán cho 1 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và thay đổi thông tin cho 20 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài.

Tính chung trong quý III, đã có tổng cộng 478 nhà đầu tư mở mới tài khoản gồm 387 cá nhân và 91 tổ chức và hủy mã số giao dịch chứng khoán cho 1 cá nhân và 3 tổ chức nước ngoài.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đón làn sóng mở mới tài khoản của khối ngoại khá mạnh mẽ trong quý III vừa qua, đặc biệt là trong tháng 8. Tuy nhiên, việc mở mới tài khoản trong tháng 9 vừa qua dù vẫn ở mức cao đã hạ nhiệt đáng kể.

 

 

Số lượng NĐT cá nhân mở mới tài khoản trong ba năm gần đây


Số lượng nhà đầu tư cá nhân mở mới tài khoản trong tháng 9 vừa qua đã giảm 34 người so với tháng 8. Trong khi đó, lượng tài khoản NĐTNN tổ chức tăng thêm trong tháng 9 sụt giảm một nửa, chỉ có 18 tổ chức đăng ký mở thêm.

 

Số lượng tổ chức nước ngoài mở mới tài khoản trong ba năm gần đây


 Lũy kế 9 tháng đầu năm, số lượng cá nhân nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đạt 978 cá nhân và 259 tổ chức.

Tính đến ngày 30/09/2016, tổng cộng đã có 19.752 nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm 3.062 tổ chức và 16.690 cá nhân.

 


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.