Chia sẻ:

Góc nhìn phái sinh 5/7: Tiếp đà phục hồi

Đi ngược với xu hướng giảm mạnh của các thị trường khu vực Châu Á phiên 4/7, các chỉ số trên Thụ trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đóng cửa tăng điểm ở mức gần như cao nhất ngày sau khi chạm các ngưỡng hỗ trợ mạnh và giao dịch biến động dưới tham chiếu trong phần lớn thời gian giao dịch. VN-Index bật tăng 0.99% lên 914,99 điểm. Với VN30-Index, chỉ số cũng tăng 1% đạt mức 900,89 điểm nhờ sự hỗ trợ chính của VIC, HPG, MWG, SSI, FPT trong khi VNM, VJC, GAS mất điểm. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn ở mức thấp với giá trị giao dịch chỉ gần 3.900 tỷ ở cả 2 sàn. Các NĐTNN tiếp tục bán ròng với giá trị 479 tỷ đồng.

 

Trên TTCK phái sinh, dường như NĐT vẫn trong tâm thế thận trọng khi giá các HĐTL đóng cửa chỉ tăng nhẹ, tiếp tục ở mức thấp so với chỉ số cơ sở và đồ thị giá có dạng nằm ngang. HĐ F1807 tăng mạnh nhất 2,9 điểm, ghi nhận tại mức 893,0 điểm và thấp hơn VN30-Index gần 8 điểm.

 

Thanh khoản thị trường phái sinh tiếp tục gia tăng đạt mức kỷ lục mới, khối lượng giao dịch (KLGD) đạt 148.455 HĐ. Đồng thời, khối lượng mở cũng tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay đạt 15.771 HĐ.

 

Chỉ số VN30 kiểm ngưỡng hỗ trợ ngày 881 điểm và bật tăng trở lại 8,92 điểm. Cây nến ngày hồi phục nhẹ trở lại lên trên đường trung bình động 300 ngày (SMA-300) và đi nhẹ vào trong dải Bollinger Bands. KLGD ở mức 44,4 triệu đơn vị, giảm so với phiên trước và thấp hơn 3.5 triệu đơn vị so với trung bình 20 phiên trở lại đây. Đây là lần thứ 3 chỉ số kiểm mốc hỗ trợ 881 điểm kể từ tháng 12/2017 và phục hồi trở lại. SSI Retail Research cho rằng khả năng chỉ số VN30 tiếp tục được đà phục hồi và kiểm vùng kháng cự 905-918 điểm vào phiên kế tiếp, tuy vậy KLGD cần tiếp tục được cải thiện để hỗ trợ cho đà hồi phục. Mốc hỗ trợ xu hướng trong phiên được nâng lên mức 892 điểm.

LÊ HẢI


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.