Các quỹ đầu tư nước ngoài dừng lại chờ đợi sự kiện Bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 8/11 cùng với khả năng FED tăng lãi suất trong tháng 12 ngày càng tăng cao là những nguyên nhân chính làm thị trường suy yếu với thanh khoản thấp.
Thị trường đang vận động trong xu hướng tích luỹ, kết quả kinh doanh quý 3 của các công ty niêm yết không thuận lợi cùng với việc không được kiểm toán khiến nhà đầu tư không xem đó là một chỉ báo chính để ra quyết định đầu tư. Trong khi đó, các quỹ đầu tư nước ngoài dừng lại chờ đợi sự kiện Bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 8/11 cùng với khả năng FED tăng lãi suất trong tháng 12 ngày càng tăng cao là những nguyên nhân chính làm thị trường suy yếu với thanh khoản thấp.
Vậy câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ diễn ra trong tuần từ 31/10- 4/11:
Giá dầu ( $48,66 -2.13%) sau khi OPEC không đạt được thoả thuận cắt giảm sản lượng dầu do sự phản đối của Iran quyết định đóng bản sản lượng dầu khai thác. Nhóm họp cấp cao hơn sẽ được tổ chức lại tại Vienna, Italia vào 25/11 và cuộc họp Bộ trưởng thành viên OPEC vào 30/11 để tìm được quyết định cuối cùng. Cùng lúc đó, hãng khai thác dầu Baker Hughes báo cáo số liệu dàn khoan Mỹ giảm thêm 8 dàn tuần này và là tuần thứ 3 liên tiếp số lượng dàn khoan giảm cho thấy dù giá dầu phục hồi từ tháng 7 cũng chưa tác động kịp đến sự hồi phục của ngành khoan dầu.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên kể từ khi niêm yết, PVD (Ý kiến đầu tư: Bán) giảm doanh thu và lợi nhuận trong quý 3 lần lượt -68% và -98,2% tương ứng 1.189 tỷ và 9,9 tỷ do hiệu suất sử dụng dàn khoản đạt 62%, giá cho thuê giảm -55-60%, không có dàn khoan thuê hoạt động trong quý 3/2016 và các dịch vụ liên quan đến giàn khoan giảm 40-60% dẫn đến lợi nhuận luỹ kế 9 tháng 2016 đạt 86 tỷ giảm -95% so với cùng kỳ. Sự không ổn định và độ trễ của sự vận hành doanh nghiệp tương ứng với giá dầu đã làm cho các doanh nghiệp dầu khí tại Việt Nam rất khó khăn trong năm nay.
Đẩy mạnh việc thoái vốn của Nhà nước
Bộ Tài chính cho biết trong giai đoạn 2011-2015 việc thoái vốn ra khỏi các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 40% kế hoạch và còn 16-17.000 tỷ đồng cần tiếp tục thoái vốn từ nay đến năm 2020. Trong tháng 11 này, VNM sẽ là công ty đầu tiên sẽ được bán trong đợt thoái vốn 10 doanh nghiệp lớn cho SCIC quản lý (VNM, FPT, FTel, Bảo Minh, Vinare, Khoán sản Hà Giang, NTP, Hạ tầng và BĐS VN, BMP, Sa Giang) với tỷ lệ 9% trong đợt đầu tiên với giá bán không thấp hơn giá thị trường. Hiện tại SSI, Vinacap và Morgan Stanley đang làm việc cùng nhau để tư vấn SCIC mức giá sàn chào bán cho đối tác.
Giá trung bình VNM trong 50 ngày gần nhất là 143.000đ/cp có thể là mức giá sàn trong đợt chào bán này. Một số thông tin không chính thức cho biết giá chào mua của các nhà đầu tư thuộc khối sản xuất đang nắm giữ VNM chào mua tại mức giá trọn lô từ 160-170.000đ/cp.
Điện thoại giá rẻ lên ngôi – Trở lại DGW – Giá mục tiêu 30.000 (P/E 10)
Theo báo cáo của Strategy Analytics, ngành công nghiệp smartphone tăng 6% từ đầu năm đến nay với 375 triệu thiết bị tiêu thụ trong quý 3/2016. Các hãng điện thoại lớn đang chật vật trong quý 3 này: Apple giảm doanh số từ 48 triệu USD xuống 45,5 triệu USD khiến thị phần toàn cầu giảm từ 13,6% xuống 12,1% trong khi Samsung với sự cố Note 7 làm giảm 4% thị phần chiếm 20% thị phần toàn cầu.
Các hãng sản xuất Android mới như Huawei và Oppo, Vivo đang vươn lên chiếm lần lượt 9%, 5,8% và 4,9% thị phần so với cùng kỳ năm trước là 7,5%, 2,5% và 2,8% cho thấy xu hướng tiêu dùng đang dịch chuyển sang các hãng điện thoại có giá phù hợp hơn với các tính năng tương tự với các hãng lớn.
DGW – Công ty bán sỉ cung cấp đầy đủ chuỗi giá trị cho các nhà sản xuất
Sau sự sụt giảm doanh số mạnh bởi Microsoft (mua Nokia) thay đổi chiến lược tập trung vào dịch vụ phần mềm trong năm 2015, công ty này đã thay đổi chiến lược kinh doanh, cung cấp chuối dịch vụ logistic, marketing cho các thương hiệu điện thoại mới: Wiko (quý 3.2015), Obi (Quý 4/2015), Intex (Quý 3/2016) và Freetel (Quý 4/2016) bên cạnh các sản phẩm truyền thống của công ty.
Doanh số của các thương hiệu mới đang bù đắp lại sự sụt giảm của Nokia trong năm 2015, dự kiến đạt 1.554 tỷ trong năm 2016 tương đương cùng kỳ.
Đứng trên góc độ tâm lý tiêu dùng, các sản phẩm thay thế cùng tính năng với các thương hiêu lớn đang được ưa chuộng với mức giá thành hợp lý thì sản lượng tiêu thu smartphone của DGW sẽ tăng trưởng tương đương cùng kỳ dẫn dến doanh số năm 2016 của DGW đạt 4,199 tỷ, lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 93 tỷ, cao hơn 43% kế hoạch kinh doanh đã điều chỉnh là 65 tỷ đồng giúp thu nhập mỗi cổ phiếu đạt 3.000đ.
Nguyễn Ngọc Thạch
Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc