Về cuối phiên sáng, áp lực bán trên thị trường không còn quá lớn như trước và điều này giúp VN-Index thu hẹp lại đà giảm trong khi HNX-Index bật tăng trở lại. Trong đó, các cổ phiếu như BVH, HSG, PVD, STB, SHB, NTP… đều đồng loạt tăng giá trở lại. Trong đó, BVH tăng 700 đồng (1,21%) lên 58.700 đồng/CP. HSG tăng 600 đồng (2,38%) lên 25.800 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 3,7 triệu cổ phiếu. NTP tăng 2.000 đồng (2,6%) lên 79.000 đồng/CP. SHB tăng 100 đồng (1,1%) lên 9.200 đồng/CP và khớp lệnh trên 16 triệu cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, sắc đỏ vẫn bao trùm lên đa số các cổ phiếu vốn hóa lớn như CTG, MSN, ROS, VNM, VIC, SAB… Trong đó, VNM tiếp tục giảm sâu 5.900 đồng (2,96%) xuống 193.100 đồng/CP. MSN giảm 1.400 đồng (-2,03%) xuống 67.500 đồng/CP. ROS giảm 7.100 đồng (-4,51%) xuống 150.400 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ sự hồi phục diễn ra rõ nét hơn, hàng loạt các cổ phiếu nhưu HAI, FLC, HAG, HNG, AMD, HOT,… đều đã tăng giá, trong đó, cặp đôi HAI và AMD đều được kéo lên mức giá trần, HAI phiên sáng nay có dư mua giá trần hơn 7 triệu cổ phiếu, tương tự, lượng dư mua giá trần của AMD cũng là hơn 5 triệu cổ phiếu.
Thanh khoản thị trường phiên sáng vẫn khá cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 184 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 4.200 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khoảng 600 tỷ đồng.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 6,35 điểm (-0,67%) xuống còn 946,95 điểm. Toàn sàn có 110 mã tăng, 142 mã giảm và 85 mã đứng giá.
HNX-Index tăng trở lại 0,22 điểm (0,19%) lên 113,345 điểm. Toàn sàn có 62 mã tăng, 77 mã giảm và 227 mã đứng giá.
Sau phiên chốt lời mạnh hôm qua, thị trường bước vào phiên giao dịch mới với những dấu hiệu cho sự hồi phục khi một số cổ phiếu trụ cột tăng giá trở lại, tuy nhiên, dấu hiệu này chỉ ‘le lói’ trong chốc lát rồi sau đó bị lấn át bởi áp lực bán rất mạnh, ngay sau đó, đa số các cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường đều đồng loạt sụt giảm mạnh, có thời điểm VN-Index đã giảm trên 15 điểm.
Hiện tại, các cổ phiếu như VNM, ROS, VRE, FPT, PVS, VCG… đều đang giảm giá mạnh. VNM tiếp tục giảm 4.500 đồng (-2,26%) xuống 194.500 đồng/CP. ROS bị kéo xuống mức giá sàn (146.500 đồng/CP) và khớp lệnh hơn 1 triệu cổ phiếu. PVD giảm 300 đồng (-1,54%) xuống 19.150 đồng/CP bất chấp những diễn biến tích cực của giá dầu thế giới. Giá dầu thô giao hôm thứ 3 tăng do mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC mạnh. Tại sàn giao dịch hàng New York, giá dầu giao trong tháng 1 tăng 15 cent lên mức 57,62 USD/thùng. Tại sàn giao dịch hàng hóa liên lục địa London, giá dầu Brent tăng 45 cent lên 62,9 USD/thùng.
Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ASM giảm mạnh 350 đồng (-3%) xuống 11.300 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1,8 triệu cổ phiếu. Các cổ phiếu như FLC, DXG, TDH, QBS… đều chìm trong sắc đỏ.
Sau khoảng 40 phút giao dịch, VN-Index giảm 11,66 điểm (-1,24%) xuống 941,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 42,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.251 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,24%) xuống 112,96 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 17 triệu cổ phiếu, trị giá 228 tỷ đồng.
SSI Retail Research cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh theo quán tính và sớm cân bằng trở lại trong phiên. Điểm tích cực SSI Retail Research nhận thấy là dòng tiền ngắn hạn vẫn duy trì xu hướng tăng và tâm lý bi quan không xảy ra cục bộ. Tuy nhiên, rủi ro ngắn hạn cũng có dấu hiệu tăng nhẹ cho nên áp lực điều chỉnh cũng có thể sẽ tiếp diễn và chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu Largecaps đã tăng nóng.
Hệ thống chỉ báo xu hướng của SSI Retail Research vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và nâng mức cắt lỗ của hệ thống lên mức 936,07 điểm của chỉ số VN30 và 113,22 điểm của chỉ số HNX-Index. Do đó, SSI Retail Research khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ tỷ trọng theo mức khuyến nghị và hạn chế mua mới ở nhóm cổ phiếu Largecaps hoặc xem xét bán ra đối với các cổ phiếu Largecaps nào đã vi phạm mức cắt lỗ như trong bảng đánh giá xu hướng.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.