Chia sẻ:

Cơ hội cho nhà đầu tư ưa thích rủi ro

Thị trường có dấu hiệu hồi phục vào cuối phiên 3/11, tuy nhiên vẫn chưa quay lại ngưỡng 670 điểm. Rủi ro vẫn ở mức cao và các áp lực giảm giá vẫn chưa nhẹ bớt, do vậy thị trường vẫn chỉ phù hợp với các nhà đầu tư ưa thích mảo hiểm.

Quốc tế


S&P lần đầu rớt mốc 2,100 kể từ đầu tháng 7. Kết thúc phiên 3/11, chỉ số Dow giảm 28,97 điểm (-0,16%), xuống 17.930,67 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,28 điểm (-0,44%), xuống 2.088,66 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 47,16 điểm (-0,92%), xuống 5.058,41 điểm.

Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,5% xuống thấp nhất kể từ ngày 23/9 ở 44,66 USD/thùng trên sàn Nymex. Tương tự, giá dầu Brent cũng giảm 1,1% xuống 46,35 USD/thùng trên sàn ICE London. Đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của giá dầu thô Mỹ và thế giới do thị trường không đánh giá cao tính khả thi của thỏa thuận cắt giảm sản lượng nội bộ của Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong khi tồn kho dầu thô tại Mỹ tiếp tục tăng cao.


Tin kinh tế trong nước


VSD cho biết, tính đến ngày 31/10/2016 đã có thêm 146 nhà đầu tư nước ngoài được VSD cấp mã số giao dịch chứng khoán, trong đó, có 15 tổ chức và 131 cá nhân.  Hiện số dư mã số giao dịch chứng khoán hiện hành là 19.895 mã – trong đó, có 3.074 tổ chức và 16.821 cá nhân.


Báo cáo về kinh tế vĩ mô phát hành ngày 2-11 của Ngân hàng HSBC về kinh tế Việt Nam cho thấy tăng trưởng tín dụng vẫn mạnh suốt từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, những nguy cơ tiềm ẩn phía sau tín dụng chưa được loại bỏ hoàn toàn. Tổng tăng trưởng dư nợ tín dụng của Việt Nam trong tháng 8-2016 giảm ở mức chậm nhất trong vòng 17 tháng qua (theo biểu đồ), nhưng vẫn còn đạt mức 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo trên.


Từ giữa năm 2016, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ 6,5 triệu tấn xuống còn 5,65 triệu tấn. Đây là mức hạ thấp nhất từ trước đến nay và với chỉ tiêu mới, có khả năng xuất khẩu lúa gạo sẽ đạt được mục tiêu nếu tiếp tục mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo trong hai tháng cuối năm.


Doanh nghiệp và chứng khoán


Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo chào bán cạnh tranh 45 triệu cổ phần (tương đương 9% vốn điều lệ) tại CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND) – đơn vị mới lên sàn ngày 05/10 vừa qua.


DAG: sẽ phát hành 10 triệu cp cho cổ đông chiến lược để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và mua máy móc thiết bị.


DIC: Quý 3 doanh thu thuần giảm mạnh 45% còn 380 tỷ đồng, lãi ròng giảm 37% xuống 2.8 tỷ đồng chủ yếu do tác động của chính sách thuế và cạnh tranh về giá.


JVC: Theo BCTC hợp nhất quý 2 niên độ 2015-2016 ,doanh thu thuần giảm nhẹ 4% xuống 111 tỷ đồng, lỗ ròng 1.5 tỷ đồng.


AGP: 14/11/2016 là ngày GDKHQ nhận quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 65%. Số lượng cp phát hành dự kiến là 2,831,322 cp, giá phát hành 10,000 đồng/cp.


TFC: Q3, doanh thu thuần đạt 123 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ, lãi ròng 14 tỷ đồng, giảm 32%. Lũy kế 9 tháng Công ty chỉ còn lỗ 365 triệu đồng.


SCR: thông báo sẽ phát hành riêng lẻ 1 triệu trái phiếu kỳ hạn 2 năm cho thị trường trong nước với mệnh giá 200,000 đồng/tp. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 4/2016.


PVT: Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của PVT tăng 20,4% so với cùng kỳ, đạt 4.867 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 48% cùng kỳ, lên 374,3 tỷ đồng, vượt 33% so với kế hoạch lợi nhuận cả năm đề ra.


TFC: Quý 3/2016, doanh thu thuần đạt 123 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ, lãi ròng 14 tỷ đồng, giảm 32%. Lũy kế 9 tháng Công ty chỉ còn lỗ 365 triệu đồng.


DIC: Quý 3/2016 doanh thu thuần giảm mạnh 45% còn 380 tỷ đồng, lãi ròng giảm 37% xuống 2,8 tỷ đồng chủ yếu do tác động của chính sách thuế và cạnh tranh về giá.


S74: Quý 3/2016, doanh thu thuần giảm 63% còn 43 tỷ đồng; lỗ ròng hơn 9,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi gần 300 triệu đồng.


ITC: Quý 3/2016, doanh thu lũy kế 9 tháng ghi nhận 89 tỷ đồng doanh thu, giảm 34% so với cùng kỳ; lãi ròng 1,8 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ hơn 900 triệu nhờ không còn khoản lỗ đột biến từ hoạt động khác.


MSN: Ngày 14/11 chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản Công ty bằng cách phát hành tối đa lên đến 12 triệu cổ phần mới của Công ty dưới hình thức phát hành riêng lẻ.


PTL: chấp thuận việc chuyển nhượng hơn 39,95 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Dầu khí Thăng Long, với giá chuyển nhượng hơn 450,3 tỷ đồng cho đối tác là CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh.


TIX: Ngày 24/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2016, ngày đăng ký cuối cùng là 25/11. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/12/2016.


TV4: Ngày 16/11/2016 là ngày GDKHQ nhận cổ tức tiền mặt còn lại năm 2015, tỷ lệ 7%. Ngày thanh toán là 30/11/2016.


NKG: thông qua việc chào bán 10 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 20% vốn điều lệ Công ty, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho đối tác chiến lược là Vietnam Enterprise Investments Ltd. Số cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.


TIE: HĐQT quyết định hủy bỏ nghị quyết về việc thanh toán cổ tức năm 2015 theo như thông báo trước đó do chưa có nguồn lực để thực hiện chi trả cổ tức theo quy định. Được biết trước đó, TIE đã quyết định ngày 15/11 tới sẽ chốt danh sách cổ đông để nhận cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 7%.


TRA: chào bán cạnh tranh nguyên lô 22.052 cổ phần sở hữu, tương đương 51,01% vốn điều lệ tại CTCP Dược và Vật tư Y tế Thái Nguyên, với giá khởi điểm 884.166 đồng/cổ phần (gần 20 tỷ đồng). Thời gian thực hiện từ 3/11 đến 26/12.


PGS: Ngày 17/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/11/2016.


SCR: Dự kiến phát hành 1 triệu trái phiếu với mệnh giá 200.000 đồng/trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt động. Kỳ hạn trái phiếu 2 năm và lãi suất cố định dự kiến 12%/năm, đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo. Thời gian phát hành sẽ vào quý IV/2016.


LCD:  Ngày 22/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2015 bằng tiền theo tỷ lệ 2,5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 5/12/2016.


HAD: Ngày GDKHQ là ngày 14/11/2016 nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% và ngày thực hiện thanh toán 30/11/2016. Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của HAD đã thông qua kế hoạch cổ tức năm 2016 với mức cổ tức tối thiểu là 20%/vốn cổ phần.


CLC: Ngày 17/11/2016 là ngày GDKHQ nhận tạm ứng cổ tức tiền mặt đợt 1/2016, tỷ lệ 15%. Ngày thanh toán là 16/12/2016. Được biết cổ tức CLC dự kiến chi trả cho cổ đông trong năm 2016 là 25%.


HCI: Bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng Giám đốc, đã mua 215.520 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 376.584 cp (tỷ lệ 7,2%). Giao dịch thực hiện ngày 27/10/2016.


SPD: Ông Lê Mạnh Thường, Ủy viên HĐQT, đã bán toàn bộ 2.150.000 cp (tỷ lệ 17,92%). Giao dịch thực hiện từ 14/10 đến 25/10/2016.


ACL: Bà Trần Thị Vân Loan, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua vào hơn 2,1 triệu cổ phiếu ACL từ ngày 8/11 đến 7/12. Dự kiến giao dịch thành công, bà Loan sẽ nâng sở hữu tại ACL từ hơn 9,27 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 40,68% lên 11,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 49,91%.


FPT: Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) đăng ký mua 500.000 cp. Trước giao dịch Đầu tư SCIC sở hữu 1.675.663 cp (tỷ lệ 0,36%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/11 đến 6/12/2016.


TIE: Công ty Công nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV đăng ký bán toàn bộ 1.913.980 cp (tỷ lệ 20%) đang nắm giữ. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/11 đến 6/12/2016.


ACL: Bà Trần Thị Vân Loan, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 2.104.873 cp. Trước giao dịch bà Loan sở hữu 9.275.090 cp (tỷ lệ 40,68%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/11 đến 7/12/2016. Trong cùng thời gian, ông Trần Văn Nhân, Thành viên HĐQT và vợ là bà Lê Thị Lệ đăng ký bán ra toàn bộ đúng bằng 2.104.873 cp mà bà Vân Loan đăng ký mua vào. Bà Vân Loan là con gái ông Nhân và bà Lệ.


PVR: Ông Bùi Văn Phú, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 600.000 cp. Trước giao dịch ông Phú sở hữu 1.108.700 cp (tỷ lệ 2,14%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/11 đến 2/12/2016.


TET: Ông Trần Đức Minh, Thành viên HĐQT, đăng ký bán 400.00 cp trong tổng số 584.224 cp (tỷ lệ 10,24%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/11 đến 22/11/2016.


Chiến lược đầu tư


Thị trường có dấu hiệu hồi phục vào cuối phiên 3/11, tuy nhiên vẫn chưa quay lại ngưỡng 670 điểm. Rủi ro vẫn ở mức cao và các áp lực giảm giá vẫn chưa nhẹ bớt, do vậy thị trường vẫn chỉ phù hợp với các nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm.

 

MAI HƯƠNG

 

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc