Chia sẻ:

Báo cáo chiến lược tháng 04/2025: Ưu tiên quản trị rủi ro

Ưu tiên quản trị rủi ro

Xem chi tiết báo cáo tại 202503 BCCL Tháng 4

 

Tăng trưởng GDP Việt Nam quý 1/2025 đạt 6,93%, đạt mức tăng cao nhất so với quý 1 trong 5 năm trở lại đây, phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Kết quả tăng trưởng ấn tượng này đạt được chủ yếu dựa vào các yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ như xuất nhập khẩu khẩu tiếp tục hồi phục mạnh, đầu tư xã hội tiếp tục tăng trưởng ổn định, sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng, các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ như chính sách tiền tệ linh hoạt và chính sách đẩy mạnh đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi tiêu dùng nội địa, kích cầu du lịch phát huy hiệu quả.

Sang tháng 4, Tổng thống Mỹ công bố các mức thuế quan đối ứng trong “Ngày giải phóng”, theo đó Mỹ đã áp thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ hầu hết các nước. Bên cạnh đó, Mỹ còn áp thêm mức thuế cao hơn, đối với một số quốc gia, một số sản phẩm, đặc biệt là những nước có thặng dư thương mại với Mỹ. Việt Nam có thâm hụt thương mại với Mỹ ở mức 123,5 tỷ USD năm 2024, do đó bị áp thuế đối ứng 46%. Đây là mức thuế rất cao, đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam sẽ mất dần thị trường xuất khẩu Mỹ. Đặc biệt, đối với Trung Quốc, sau các đòn trả đũa qua lại, mức thuế mà Mỹ áp với hàng Trung Quốc hiện là 145%.

 

Việt Nam đã đề ra mục tiêu tích cực khai thác các thị trường khác cũng như thay đổi chính sách để đạt được thỏa thuận thuế quan với Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, Việt Nam sẽ vẫn chịu nhiều khó khăn do sự đổ bộ của hàng hóa rẻ của Trung Quốc vào cả thị trường quốc tế lẫn nội địa.

 

Với các phân tích trên chúng tôi đánh giá TTCK trong giai đoạn tới sẽ đối diện với nhiều vấn đề rủi ro. Do đó, việc quản trị rủi ro trong các nhịp hồi phục cần được ưu tiên. Chúng tôi dự báo 2 kịch bản cho thị trường trong tháng 4 như sau:

 

  • Kịch bản 1: Thị trường hồi phục (xác suất cao)

Thị trường giữ vững mốc hỗ trợ 1.070 và 1.030 điểm, các phiên giải chấp – bán tháo đã diễn ra trong tuần thứ 2 của tháng 4. Chúng tôi nhận thấy có sự tham gia dòng tiền mới âm thầm mua dần. Đây là động lực cho kịch bản hồi phục trong các phiên tới, tới vùng kháng cự đề xuất.

 

Sau nhịp rơi vừa qua thị trường có thể hồi nhanh và mạnh. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý đây là giao dịch ngược lại xu thế chính đang giảm, cần lựa chọn cổ phiếu và tỷ trọng hợp lý, tuân thủ kỷ luật giao dịch.

 

  • Kịch bản 2: Tiếp tục giảm điểm

Diễn biến thông tin tiếp tục ở bối cảnh phức tạp, không có sự thay đổi đáng kể, thị trường mất đi điểm tựa tâm lý, gây ra áp lực giảm tiếp diễn về các vùng hỗ trợ sâu hơn. Áp lực với nhà đầu tư đang giữ hàng sẽ lớn hơn nhiều khi lượng tiền và hàng không còn cân đối. Ở chiều ngược lại đây là cơ hội lớn, quay lại thị trường đối với nhà đầu tư có sự sẵn sàng cho ít nhất một pha hồi phục biên độ lớn 200 điểm.

 

 

Khuyến nghị các nhóm ngành cổ phiếu:

  • Đối với nhà đầu tư có vị thế không tốt từ cuối tháng 3 tới tháng 4, cần cơ cấu danh mục khi thị trường hồi phục.
  • Đối với nhà đầu tư ưa mạo hiểm, nên áp dụng chiến lược lướt sóng từng nhịp tăng trên biểu đồ H1 của cổ phiếu, với phương pháp mua muộn – bán sớm.
  • Đối với nhà đầu tư trung và dài hạn, đây là cơ hội mua gom cổ phiếu quan tâm trong giai đoạn tới, khi có tín hiệu thị trường xác nhận ở khung giao dịch của mình.
  • Cổ phiếu nên quan tâm bao gồm các cổ phiếu đầu ngành đã được chiết khấu sâu, của các ngành chịu tác động tiêu cực của tin tức thuế quan của Mỹ: hàng xuất khẩu (Dệt may, Thủy sản…), Ngân hàng, Chứng khoán…, hoặc các ngành dự kiến hưởng lợi từ, hoặc ít chịu ảnh hưởng bởi thương chiến (Phân phối khí LNG, Đầu tư công, Thực phẩm, Phân bón…).

 

 


 

ABS Research cung cấp trọn bộ tài liệu hỗ trợ đầu tư, bao gồm báo cáo cổ phiếu, báo cáo triển vọng ngành, khuyến nghị đầu tư, bản tin thị trường định kỳ,…được nghiên cứu và phân tích toàn diện và chuyên sâu, cập nhật tức thời và thường xuyên. Xem thêm bộ tài liệu đầu tư này tại đây.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH
📞Hotline: 1900 5454 96
– Youtube: https://bit.ly/ytb-abs