Chia sẻ:

Bản tin Toàn cảnh Thị trường tiền tệ – Thận trọng với lạm phát

Trong tuần này, FED và các ngân hàng trung ương trên thế giới đưa ra tín hiệu rõ ràng về việc tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát khi nhiều chỉ báo kinh tế chưa tích cực. Lạm phát cao sẽ tạo gánh nặng nợ cho Chính phủ, nền kinh tế và tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Fed có thể tăng lãi suất cao hơn các dự báo trước đó của thị trường.

Số liệu việc làm trong tháng 1/2023 vẫn ở mức cao. Đồng thời, chủ tịch Fed chi nhánh New York nhận định rằng cơ quan này cần tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát và duy trì chính sách tiền tệ ở trạng thái thắt chặt trong một vài năm để loại bỏ hoàn toàn áp lực lạm phát ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên, ông Williams cũng nhấn mạnh Fed sẽ đưa ra quyết định dựa trên tình hình kinh tế chung.

Ngân hàng Trung ương Australia tiếp tục tăng lãi suất.
Tại cuộc họp hôm 7/2, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức 3.35%. Từ tháng 5/2022 đến nay, cơ quan này đã tăng lãi suất 9 lần với mức tăng tổng cộng là 325 điểm, đưa lãi suất đồng đôla Australia (CAD) lên mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ. RBA cho biết, có thể cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới để kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đứng đầu thế giới.

Theo tính toán của Hãng thông tấn Nga RIA Novosti, tính đến cuối năm 2022, Trung Quốc nắm giữ lượng vàng và dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Đây là năm thứ 17 liên tiếp Trung Quốc dẫn đầu về dự trữ ngoại hối với 3.31 nghìn tỷ USD. Theo sau là Nhật Bản và Thụy Sĩ.

2. Tin trong nước

Điều hướng room tín dụng của các nhà băng năm 2023

Tại Hội nghị Tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 8/2, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết hiện có khoảng 94% dư nợ bất động sản thời gian từ 10-25 năm, trong khi đó nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn với mức lãi suất thay đổi theo thị trường (khoảng 80% là tiền gửi ngắn hạn). Do đó, nếu các tổ chức tín dụng không cân đối được kỳ hạn giữa huy động và cho vay phù hợp, có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, lãnh đạo các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV cũng cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn cho vay vào một số lĩnh vực bất động sản như khu công nghiệp – khu chế xuất ở các địa bàn lớn; cho vay mua nhà ở, ưu tiên các địa bàn lớn, chủ đầu tư và khách hàng uy tín.

Các ngân hàng thương mại thống nhất giảm lãi suất huy động.

Cũng tại Hội nghị Tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 8/2, các NHTM đã thống nhất giảm lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay nói chung và giảm lãi suất cho vay bất động sản nói riêng. Đồng thời, các ngân hàng lớn như VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank cũng thống nhất giảm lãi suất huy động dân cư, hiện mức lãi suất tối đa ở các ngân hàng lớn chỉ còn khoảng 8.7%/năm.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: Lượng tiền nhàn rỗi lớn sau tết Nguyên đán quay trở lại hệ thống ngân hàng giúp cho áp lực thanh khoản tạm thời hạ nhiệt,lãi suất liên ngân hàng quay đầu giảm mạnh ở tất cả kỳ hạn. Chốt ngày 10/2, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 4.97% (-1.15%); 1 tuần 5.45% (-1.07%); 2 tuần 6.13% (-1%); 1 tháng 7.13% (-0.62%) so với phiên ngày 03/02.

Lãi suất USD: Biến động hẹp qua các phiên. Phiên cuối tuần 10/2, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.44% (-0.02%); 1 tuần 4.58% (không thay đổi); 2 tuần 4.70% (không thay đổi) và 1 tháng 4.85% (+0.03%) so với ngày 03/02.

Thời hạn

Kết tuần 3 tháng 1 (19/01/23) Kết tuần 1 tháng 2 (03/2/23) Kết tuần 1 tháng 2 (10/2/23) Biến động so với tuần gần nhất

Qua đêm

6.09 6.12 4.97 – 1.15

1 tuần

6.46 6.52 5.45

– 1.07

2 tuần 7.2 7.13 6.13

– 1

1 tháng 9 7.75 7.13

-0.62

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Trong dài hạn, lạm phát và lãi suất vẫn là vấn đề lớn cần được cân nhắc: Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới có thể phải tiếp tục tăng lãi suất cao hơn dự kiến để kiểm soát lạm. Trước động thái của các thị trường tài chính lớn, nền kinh tế có độ mở cao như ở Việt Nam cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng. Do đó, NHNN có thể sẽ nâng mức lãi suất cơ bản để phù hợp với thị trường chung.
  • Bên cạnh những dấu hiệu chưa khả quan của thế giới, Việt Nam vẫn giữ được lạm phát ở mức kiểm soát, dòng vốn FDI ổn định, … Do đó, lãi suất có thể vẫn còn xu hướng tăng, nhưng tần suất và biên độ tăng có thể thu hẹp để đảm bảo vừa duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế, vừa kiểm soát lạm phát.

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp:  Ngày 08/02, KBNN huy thành công 10,200 tỷ đồng (tỷ lệ trúng thầu đạt 97%). Trong đó, kỳ hạn 5 năm trúng thầu 200 tỷ (huy động 500 tỷ) với lãi suất trúng thầu 3.8% tăng 2.7% so với lần phiên trúng thầu gần nhất (9/9/2021), kỳ hạn 10 và 15 năm huy động được toàn bộ. Lãi suất trúng thầu hai kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt tại 4.1%/năm và 4.3%/năm (đều giảm 0.1% so với phiên trước).

Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt 5,536 tỷ đồng/phiên, tăng mạnh so với phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ giảm nhẹ ở tất cả các kỳ hạn. Chốt phiên 10/2, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 3.73% (-0.03%); 2 năm 3.74% (-0.02%); 3 năm 3.76% (-0.02%); 5 năm 3.81% (-0.03%); 7 năm 3.76% (-0.08%); 10 năm 4.11% (-0.03%); 15 năm 4.32% (-0.04%); 30 năm 4.9% (-0.02%).

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 01/02 (KBNN) Biến động so với phiên gọi thầu gần nhất

5 năm

3.8% +2.7%
10 năm 4.1%

-0.1%

15 năm 4.2%

-0.1%

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 15/02 (tỷ VND)

5 năm

500
10 năm

4,000

15 năm

4,000

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Lãi suất trên thị trường TPCP tiếp tục xu hướng giảm ở các kỳ hạn dài. TPCP kỳ hạn ngắn đã bắt đầu được thị trường hấp thụ trở lại kể từ năm 2021. Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp tăng đáng kể so với so với phiên trước đó.
  • Với những tín hiệu tích cực về thanh khoản và xu hướng giảm của lãi suất TPCP, thị trường có thể giao dịch sôi động trở lại trong thời gian tới.

3. Thị trường mở

Tuần từ 6/2-10/2, NHNN chào thầu 23,000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất ở mức 6%; có 8,407.22 tỷ đồng trúng thầu; có 80,819.81 tỷ đồng đáo hạn. NHNN chào thầu tín phiếu NHNN với kỳ hạn 7 ngày; có 84,999.5 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất 4.55%; có 15,000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn.

Như vậy, trong cả tuần NHNN hút ròng 142,412.09 tỷ đồng từ thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 29,401.22 tỷ đồng, tín phiếu NHNN ở mức 84,999.5 tỷ đồng.

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá dao động trong biên độ hẹp

  • Tỷ giá trung tâm vẫn được NHNN điều chỉnh trong biên độ hẹp. Chốt ngày 10/2, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,606 VND/USD, giữ nguyên so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH tăng 121 đồng so với phiên cuối tuần trước đó. Phiên cuối tuần 10/2, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,575 VND/USD.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 65 đồng ở cả hai chiều mua vào – bán ra so với phiên cuối tuần trước, Chốt phiên 10/2, tỷ giá tự do chiều mua vào giao dịch tại 23,575 VND/USD và 23,625 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 06/02/2023 Tỷ giá ngày 13/02/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,450 24,780 23,450 24,780

EUR

24,200 26,748 23,960 26,482 – 266

JPY

170 187 171 189

2

GBP 27,005 29,848 27,044 29,890

42

CHF 24,197 26,744 24,285 26,841

97

AUD 15,512 17,145 15,514 17,147

2

CAD 16,734 18,496 16,806 18,575

97

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

Dự báo thị trường ngoại hối

    • Thị trường ngoại hối bị có thể bị ảnh hưởng bởi những động thái bên ngoài. Việc Mỹ và các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cứng rắn hơn trong quyết định tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, có thể khiến tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng. Lãi suất đồng đô tăng sẽ khiến tiền đồng của Việt Nam mất giá hơn so với các đồng tiền khác trên thế giới, gây nên nhiều hệ lụy với nền kinh tế. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại cũng có những dấu hiệu tích cực, góp phần ủng hộ cho tiền đồng Việt Nam: kiều hối dồi dào, nhu cầu tiền đô dịp đầu năm chưa cao, sự phục hồi của đồng nhân dân tệ (CNY).
    • Tỷ giá đã hạ nhiệt nhưng vẫn có thể tăng trong thời gian tới, nếu các ngân hàng thế giới tiếp tục tăng lãi suất (trong điều kiện chưa có những diễn biến tích cực khác của thế giới và nội tại Việt Nam).

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.