Chia sẻ:

Bản tin Toàn cảnh Thị trường tiền tệ – Nỗ lực giữ ổn định tỷ giá

Câu chuyện tỷ giá tiếp tục thu hút nhiều sự chú ý khi nhiều nền kinh tế mới nổi trên thế giới đã phải phá giá đồng tiền của mình vì áp lực tỷ giá quá nặng nề. Tuy có thể nhận được khoản viện trợ từ IMF nhưng các quốc gia phá giá phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Trung Quốc điều chỉnh lãi suất giúp phục hồi kinh tế.

Do nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) giữ nguyên lãi suất với khoản vay trung hạn (MLF) một năm, Do đó, có khả năng Trung Quốc sẽ giữ lãi suất cơ bản cho vay (LPR) không thay đổi. Các ngân hàng tại Trung Quốc cũng được Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất cho các khoản thế chấp để hỗ trợ nền kinh tế.

Các ngân hàng trung ương châu Á tiếp tục bổ sung dự trữ ngoại hối.

Để bảo vệ đồng tiền của mình, các ngân hàng trung ương châu Á đang khẩn trương củng cố nguồn dự trữ ngoại tệ để bảo vệ đồng tiền của quốc gia trong trường hợp giá đồng đô la Mỹ bật tăng trở lại. Ngân hàng trung ương Ấn Độ đang dẫn đầu trong việc bổ sung dự trữ ngoại hối.

Đồng tiền của nhiều nền kinh tế mới nổi rớt giá thảm hại

Nhiều quốc gia trên thế giới đã từ bỏ chính sách tỷ giá cố định để bảo vệ đồng tiền của mình: Ai Cập, Pakistan và Lebanon. Xu hướng tăng nhưng đã giảm nhiệt của đồng USD vẫn tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế của các quốc gia này. Chuyên gia kinh tế trưởng Robin Brooks của Viện Tài chính quốc tế (IIF) dự báo rằng Ukraine, Nigeria và Argentina có thể là những nước tiếp theo không theo đuổi chính sách tỷ giá cố định nữa. Các quốc gia này rơi vào tình huống theo không được, bỏ không xong. Neo giá thì gây cản trở đến phát triển kinh tế, phá giá cũng tạo nguy cơ thổi bùng lạm phát. Hiện nay, tỷ giá đồng nội tệ của Lebanon đã giảm 90% giá trị.

2. Tin trong nước

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn

Với nhóm NH TMCP tư nhân, một số nhà băng đã đưa mức lãi suất huy động về khoảng 8.8-9.2%/năm như Techcombank, VPBank, Sacombank, MSB. Không chỉ giảm lãi suất huy động, nhiều ngân hàng lớn còn giảm lãi suất cho vay như: BIDV triển khai gói cho vay ngắn hạn với quy mô 30,000 tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 8%/năm dành cho các khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng; hoặc chỉ từ 9%/năm đối với các khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng. Ngân hàng Agribank cũng điều chỉnh giảm mức lãi suất tối đa 3%/ năm so với lãi suất cho vay đang áp dụng nhưng không thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn 12 tháng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của ngân hàng trong từng thời kỳ…

NHNN cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Ngày 15/2, trong cuộc họp với Hội đồng Kinh doanh EU – ASEAN (EU – ABC) và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cam kết nỗ lực duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Hội đồng tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và đề nghị các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào Việt Nam cũng như hỗ trợ NHNN trong 2 mục tiêu chuyển đổi quan trọng là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: Lãi suất giảm mạnh ở tất cả kỳ hạn. Chốt ngày 17/2, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 4.67% (-0.30%); 1 tuần 5.09% (-0.36%); 2 tuần 5.51% (-0.62%); 1 tháng 6.40% (-0.73%) so với phiên ngày 10/02.

Lãi suất USD: Biến động tăng – giảm qua các phiên. Phiên cuối tuần 17/2, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.43% (-0.01%); 1 tuần 4.58% (không thay đổi); 2 tuần 4.70% (không thay đổi) và 1 tháng 4.83% (-0.02%) so với ngày 10/02.

Thời hạn

Kết tuần 1 tháng 2 (03/2/23) Kết tuần 1 tháng 2 (10/2/23) Kết tuần 3 tháng 2 (17/2/23) Biến động so với tuần gần nhất

Qua đêm

6.12 4.97 4.67         -0.3

1 tuần

6.52 5.45 5.09

-0.36

2 tuần 7.13 6.13 5.51

-0.62

1 tháng 7.75 7.13 6.4

-0.73

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Diễn biến giảm mạnh của lãi suất liên ngân hàng tuần qua được dự báo chỉ là diễn biến ngắn hạn cục bộ của thị trường tiền tệ trong bối cảnh thanh khoản dư thừa sau kỳ nghỉ lễ kéo dài trước đó. Ngay lập tức, Ngân hàng nhà nước đã có động thái điều tiết trên thị trường mở, thể hiện ý chí cần thiết phải cân bằng lãi suất – tỷ giá và lạm phát trong dài hạn.
  • Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết: lãi suất và tỷ giá là yếu tố nền tảng để thu hút các nguồn lực cho phát triển cũng như sử dụng hiệu quả vốn. NHNN chi nhánh TP.HCM tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện tốt cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNN Việt Nam; giữ ổn định lãi suất, tỷ giá nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tạo lập niềm tin cho doanh nghiệp, người dân đối với hoạt động ngân hàng.
  • Hiện nay, lạm phát tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung vẫn ở mức cao; các NHTW và NHTM lớn trên thế giới tiếp tục sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Gánh nặng vốn gây áp lực lơn lên hệ thống ngân hàng do tắc nghẽn nguồn vốn từ thị trường Trái phiếu. Tuy có nhiều yếu tố gây áp lực lên lãi suất trong nước nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì được trạng thái ổn định nhờ cách điều hành linh hoạt các chính sách và công cụ hỗ trợ.

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp:  Ngày 15/02, KBNN huy thành công 9,590 tỷ đồng (tỷ lệ trúng thầu đạt 75%). Trong đó, kỳ hạn 5 được trúng thầu hết 750 tỷ với lãi suất trúng thầu 3.9% tăng 0.1% so với phiên trước, tỷ lệ huy động kỳ hạn 10 và 15 năm lần lượt là 91% và 55%. Lãi suất trúng thầu hai kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt tại 4.07%/năm và 4.27%/năm (đều giảm 0.03% so với phiên trước).

Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 7,171 tỷ đồng/phiên, tăng khá mạnh so với mức 5,547 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn. Lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 3.76% (+0.02%); 2 năm 3.76% (+0.02%); 3 năm 3.78% (+0.02%); 5 năm 3.8% (-001%); 7 năm 3.82% (+0.06%); 10 năm 4.18% (+0.06%).

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 15/02 (KBNN) Biến động so với phiên gọi thầu gần nhất

5 năm

3.8% +0.1%
10 năm 4.1%

-0.03%

15 năm 4.2%

-0.03%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 22/02 (tỷ VND)

7 năm

500
10 năm

3,500

15 năm

3,500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

Lợi suất giao dịch TPCP quay đầu tăng nhẹ sau giai đoạn giao dịch sôi động trước đây. Lý do có thể kể đến bao gồm:

  • Tâm lý lo ngại về lạm phát và suy thoái kinh tế chưa chấm dứt sau khi công bố báo cáo kém khả quan về CPI của Mỹ
  • Nhu cầu của các NĐT tham gia thị trường có xu hướng giảm khi khối lượng vào thầu giảm tương đối, lãi suất trúng thầu ghi nhận mức giảm nhẹ hơn nhiều so với các phiên trước đây
  • Với nhận định thị trường lãi suất có khả năng diễn biến khó khăn trong thời gian tới, nhiều NĐT tận dụng cơ hội chốt lời danh mục để giảm thiếu rủi ro đầu tư

Như vậy, trong ngắn hạn, với tâm lý giao dịch thận trọng và có phần tiêu cực của các thành viên giao dịch trên thị trường, lợi suất giao dịch sẽ được điều chỉnh tăng mạnh, thanh khoản thị trường được dự báo duy trì ở mức thấp cho đến khi lực cầu được cải thiện

3. Thị trường mở

Tuần từ 13/2-17/2, NHNN chào thầu 15,000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất ở mức 6%; có 229.06 tỷ đồng trúng thầu; có 8,407.22 tỷ đồng đáo hạn. NHNN chào thầu tín phiếu NHNN với kỳ hạn 7 ngày và 91 ngày, đấu thầu lãi suất, có 86.999,5 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu ở kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 3.79% và có 15,000 tỷ đồng trúng thầu kỳ hạn 91 ngày với lãi suất 5.5%; có 84,999.5 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn.

Như vậy, NHNN hút ròng 25,178.16 tỷ đồng từ thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 21,223.06 tỷ đồng, tín phiếu NHNN ở mức 101,999.5 tỷ đồng.

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá dao động trong biên độ hẹp

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng trong tuần vừa qua. Chốt ngày 17/2, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,639 VND/USD, tăng 13 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH tăng mạnh thêm 247 đồng ở cả 2 chiều so với phiên cuối tuần trước đó. Phiên cuối tuần 17/2, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,822 VND/USD.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 70 đồng ở cả hai chiều mua vào – bán ra so với phiên cuối tuần trước, Chốt phiên 17/2, tỷ giá tự do chiều mua vào giao dịch tại 23,645 VND/USD và 23,695 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 13/02/2023 Tỷ giá ngày 20/02/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán

Thay đổi

USD

23,450 24,780 23,450 24,780

EUR

23,960 26,482 23,987 26,512 +30

JPY

171 189 167 185 -4
GBP 27,044 29,890 26,999 29,841

-49

CHF 24,285 26,841 24,273 26,828

-13

AUD 15,514 17,147 15,430 17,055

-92

CAD 16,806 18,575 16,650 18,402

-173

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Tỷ giá tiếp tục xu hướng tăng khi FED tỏ thái độ cứng rắn trong việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Doanh số bán lẻ tháng 1 của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến, kết hợp với lạm phát tiếp tục tăng mạnh, đã khiến cho tỷ giá nóng lên trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia mới nổi. Họ phải chấp nhận đánh đổi việc phá giá đồng tiền trước sức ép quá lớn từ đồng đô la Mỹ.
  • Với nền kinh tế có độ mở cao như tại Việt Nam, ảnh hưởng từ việc đồng đô tăng lên cũng tạo áp lực lớn tới kinh tế, tới doanh nghiệp và nhà nước. Tuy nhiên, với cách điều hành linh hoạt các công cụ, chính sách, tỷ giá có thể được hạ nhiệt hoặc ổn định trong thời gian tới. Một lần nữa, nhiệm vụ ổn định vĩ mô, cân bằng tỷ giá – lạm phát – lãi suất phải được các Nhà điều hành cân nhắc rất thận trọng.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.