Chia sẻ:

Bản tin Toàn cảnh Thị trường tiền tệ – Kỳ vọng tích cực về triển vọng kinh tế, lãi suất TPCP tiếp tục xu hướng giảm

Kỳ vọng tích cực về triển vọng kinh tế, lãi suất TPCP tiếp tục xu hướng giảm

Đúng như các kỳ vọng trước đó, mặc dù FEDcác ngân hàng khu vực châu Âu vẫn tiếp tục tăng lãi suất, nhưng thị trường tài chính hàng đầu thế giới đã cho thấy rõ nét sự hạ nhiệt của xu hướng tăng lãi suất bằng việc thu hẹp biên độ. Có lẽ, thị trường sẽ tiếp tục có những kỳ vọng tích cực hơn về triển vọng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, trong ngắn hạn, có thể thị trường sẽ có những biến động rõ ràng. Vì thế, các NDT tham gia thị trường nên theo dõi sát sao những diễn biến của thị trường tiền tệ và các thị trường khác để có thể đưa ra được những nhận định, và quyết định đầu tư phù hợp với thị trường.

Từ sự đồng cảm với các NĐT, ABS luôn mang đến những thông tin cập nhật về bức tranh toàn cảnh về thị trường tiền tệ. Tích cực theo dõi thông tin và trao đổi với đội ngũ chuyên gia phân tích đến từ ABS để đưa ra được những quyết định đầu tư thông minh!

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Công ty xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đánh giá lạm phát đã vượt đỉnh ở châu Á.

Moody’s nhận định lạm phát đã vượt đỉnh ở hầu hết các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Xu hướng tăng giá đang có xu hướng giảm tại Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. Theo báo cáo phân tích công bố ngày 3/2, Moody’s cho rằng việc các hạn chế về nguồn cung được nới lỏng và chi phí vay giảm bớt sẽ giúp giảm lạm phát xuống thấp hơn ở khu vực này trong năm 2023. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định rằng cầu vẫn cao hơn cung ở nhiều nơi trên thế giới, do đó, lãi suất có thể tiếp tục tăng cao hơn trong những tháng tới, đặc biệt là ở những nền kinh tế mà lạm phát vẫn chưa ổn định.

Các ngân hàng trung ương châu Âu tiếp tục tăng lãi suất.
Trong cuộc họp ngày 2/2, ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0.5%. Lộ trình tăng lãi suất sẽ được duy trì với tốc độ ổn định và được giữ ở mức phù hợp để đảm bảo lạm phát ở mức cho phép.

FED tiếp tục tăng lãi suất cho vay qua đêm thêm 25 điểm cơ bản.

Trong cuộc họp đầu tháng 2, FED đã quyết định tăng lãi suất cho vay qua đêm thêm 25 điểm cơ bản lên 4.5-4.75%. Như vậy, biên độ tăng lãi suất tiếp tục được thu hẹp. Chủ tịch Fed Jerome Powell nhận định lạm phát đã giảm bớt, tuy nhiên, chưa đưa ra tín hiệu rõ ràng nào về thời điểm dừng tăng lãi suất. Bên cạnh đó, Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC) cũng dự báo rằng lãi suất ngắn hạn chủ chốt sẽ tăng lên mức từ 5-5.25% vào cuối năm 2023.

2. Tin trong nước

Theo báo Người Lao Động, dự kiến ngày 6/2, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho công tác tín dụng bất động sản.

Tính đến cuối năm 2022, giá trị hàng tồn kho là quỹ đất và các dự án xây dựng dở dang của các công ty Bất động sản lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng, tăng rất mạnh so với trước đó. Điều này có nghĩa số vốn rất lớn đang nằm trong đất nhưng doanh nghiệp lại không xoay được tiền để triển khai tiếp. Do đó, cuộc họp tổ chức nhằm lắng nghe các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp trao đổi, kiến nghị, hiến kế về nhiệm vụ, giải pháp nhằm sớm khơi thông dòng vốn cho BĐS, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Kho bạc Nhà nước công bố kế hoạch đấu thầu trái phiếu Chính phủ năm 2023 là 400,000 tỷ.

Theo Báo cáo về Di trú và Phát triển do WB và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) thực hiện, Việt Nam tiếp tục là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới. Cụ thể, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022, tương đương mức tăng 5% trong năm 2021. Có được sự tăng trưởng tích cực là bởi Việt Nam có môi trường đầu tư ngày càng tốt, nhiều chính sách hấp dẫn dành cho Việt kiều. Kiều hối giúp Việt Nam ổn định và cân đối cán cân tài khoản vãng lai, ổn định tỷ giá hối đoái và nhất là tăng dự trữ ngoại hối.

Lãi suất huy động tiếp tục hạ nhiệt

Sau Tết Nguyên đán, nhiều NHTM đã giảm 0.1-1%/năm đối với lãi suất tiền gửi ở các kỳ hạn. Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải đáp ứng nhiều điều kiện hơn để được cộng lãi suất hay hưởng mức lãi suất cao nhất. Các tháng đầu năm, nhiều ngân hàng sẽ tập trung thu hút tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư. Vì thế, để giữ chân khách hàng các nhà băng cũng sẽ hạn chế điều chỉnh giảm lãi suất ở các kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, áp lực tăng lãi suất huy động có thể giảm nhiệt hoặc đi ngang để góp phần tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: Lãi suất biến động tăng – giảm đan xen trong tuần. Chốt ngày 3/2, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 6.12% (+0.03%); 1 tuần 6.52% (+0.08%); 2 tuần 7.13% (-0.07%); 1 tháng 7.75% (-1.15%) so với phiên ngày 19/01.

Lãi suất USD: Tăng ở tất cả các kỳ hạn qua các phiên. Phiên cuối tuần 3/2, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.46% (+0.16%); 1 tuần 4.58% (+0.15%); 2 tuần 4.70% (+0.17%) và 1 tháng 4.82% (+0.12%) so với phiên trước đó.

Thời hạn Kết tuần 2 tháng 1 (13/01/23) Kết tuần 3 tháng 1 (19/01/23) Kết tuần 1 tháng 2 (03/2/23) Biến động so với tuần gần nhất
Qua đêm 5.95 6.09 6.12 + 0.03
1 tuần 6.25 6.46 6.52 + 0.08
2 tuần 7.66 7.2 7.13 -0.07
1 tháng 8.19 9 7.75 -1.15

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Tình hình KTXH trong nước tiếp tục xu thế tích cực: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các ngành, lĩnh vực chủ yếu phát triển ổn định, dòng vốn FDI ổn định, … Đây là những yếu tố hỗ trợ lãi suất duy trì ổn định hơn. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất cao với nền kinh tế thế giới. FED và các ngân hàng trung ương Châu Âu vẫn tiếp tục tăng lãi suất để đưa lạm phát về mức mục tiêu. Mặc dù biên độ tăng lãi suất được thu hẹp nhưng chưa rõ tín hiệu khi nào sẽ dừng tăng lãi suất. Do đó, để giữ giá trị của tiền đồng Việt Nam so với các đồng tiền khác trên thế giới, NHNN có thể tiếp tục tăng nhẹ hoặc giữ ổn định lãi suất trong thời gian tới.
  • Ngoài ra, lãi suất liên ngân hàng có thể tăng cao hơn năm 2022 do đầu năm năm cũng là thời điểm căng thẳng của thanh khoản thị trường và trong bối cảnh xu hướng tăng lãi suất trên toàn cầu vẫn có thể tiếp diễn.

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp:  Ngày 01/02, KBNN huy thành công 14,670 tỷ đồng (tỷ lệ trúng thầu đạt 95%). Trong đó, kỳ hạn 5 năm không có khối lượng trúng thầu, kỳ hạn 10 huy động được toàn bộ 7,500 tỷ đồng gọi thầu, kỳ hạn 15 năm huy động được 7,170 tỷ đồng. Lãi suất trúng thầu hai kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt tại 4.2%/năm và 4.4%/năm (đều giảm 0.16% so với phiên trước). Trong tuần, có 5,328 tỷ trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đáo hạn

Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt 3,656 tỷ đồng/phiên (tăng đáng kể so với trước nghỉ lễ). Lợi suất TPCP giảm mạnh ở hầu hết các kỳ hạn. Chốt phiên 3/2, lợi suất TPCP giao dịch như sau: 1 năm 3.76% (-0.6%); 2 năm 3.76% (-0.6%); 3 năm 3.78% (-0.59%); 5 năm 3.83% (-0.55%); 7 năm 3.84% (-0.61%); 10 năm 4.14% (-0.38%); 15 năm 4.36% (-0.27%);

 

Kỳ hạn Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 01/02 (KBNN) Biến động so với phiên gọi thầu gần nhất
10 năm 4.2% -0.16%
15 năm 4.4% -0.16%
Dự báo thị trường TPCP

–       Trên thị trường sơ cấp trong các phiên gần đây, tỷ lệ trúng thầu ở mức cao và tập trung vào các kỳ hạn dài, lãi suất trúng thầu liên tục giảm qua các phiên cho thấy xu hướng giảm rõ nét hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho thị trường tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ hơn, và góp phần hỗ trợ cho xu hướng giảm hoặc ổn định của lãi suất chung trên thị trường.

–       Thị trường dự kiến sẽ tiếp tục sôi động trong ngắn hạn do tâm lý NĐT được gỡ bỏ sau 1 giai đoạn dài khó khăn trước đây. Bên cạnh đó, theo như các thống kê trước đây, giai đoạn đầu năm và đặc biệt là sau nghỉ lễ nguyên đán, các TCTD sẽ có một nguồn vốn nhàn rỗi tương đối dồi dào, nhu cầu mua vào TPCP có thanh khoản cao theo đó cũng tăng lên, từ đó giúp thanh khoản thị trường được cải thiện đáng kể.

 

 

 

Kỳ hạn Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 08/02 (tỷ VND)
7 năm 500
10 năm 5,000
15 năm 5,000

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

3. Thị trường mở

Tuần từ 30/1 – 3/2, NHNN chào thầu 83,000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất ở mức 6.0%; có 77,186.68 tỷ đồng trúng thầu; có 67,647.67 tỷ đồng đáo hạn. NHNN chào thầu tín phiếu NHNN cũng với kỳ hạn 7 ngày ở phiên cuối tuần (3/2), có 15,000 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất trúng thầu ở mức 5.79%; có 54,999.99 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn.

Như vậy, trong cả tuần NHNN bơm ròng 49,538.91 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 101,813.81 tỷ đồng, tín phiếu NHNN ở mức 15,000 tỷ đồng. Riêng phiên 3/2, NHNN hút ròng 12,592 tỷ đồng khỏi thị trường.

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá dao động trong biên độ hẹp

  • Tỷ giá trung tâm vẫn được NHNN điều chỉnh trong biên độ hẹp. Chốt ngày 3/2, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,606 VND/USD, giảm nhẹ 2 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH giảm 19 đồng so với phiên cuối tuần trước đó. Phiên cuối tuần 3/2, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,454 VND/USD.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 70 đồng ở cả hai chiều mua vào – bán ra so với phiên cuối tuần trước, Chốt phiên 3/2, tỷ giá tự do chiều mua vào giao dịch tại 23,510 VND/USD và 23,560 VND/USD ở chiều bán ra,

 

Tỷ giá ngày 30/01/2023 Tỷ giá ngày 06/02/2023
Ngoại tệ Mua Bán Mua Bán Thay đổi
USD 23,450 24,780 23,450 24,780
EUR 24,389 26,956 24,200 26,748 – 208
JPY 172 191 170 187 – 4
GBP 27,803 30,729 27,005 29,848 – 881
CHF 24,357 26,921 24,197 26,744 – 177
AUD 15,968 17,649 15,512 17,145 – 504
CAD 16,861 18,636 16,734 18,496 – 140

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Đào Xuân Tuấn, cho biết: Tỷ giá USD/VND đang trong xu hướng giảm và ổn định trở lại. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước không phải sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước để can thiệp, bình ổn thị trường. Nguồn cung ngoại tệ tăng, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối. Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ, duy trì sự ổn định trên thị trường vàng miếng; hạn chế biến động của thị trường vàng đến tỷ giá
  • Nhờ các yếu tố vĩ mô ổn định hơn, nhu cầu thị trường cân bằng và cách điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Do đó, trong thời gian tới, tỷ giá có thể giữ trạng thái ổn định hơn.

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.