Chia sẻ:

Bản tin Toàn cảnh Thị trường tiền tệ – Dẫn dắt nền kinh tế vượt qua khó khăn

Tiếp tục có hàng loạt các chính sách hỗ trợ nền kinh tế hồi phục được nghiên cứu và thực hiện, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp trong nước.

 

ĐIỂM TIN KINH TẾ – TÀI CHÍNH

1. Tin Quốc tế

Chỉ số CPI Mỹ thấp hơn dự kiến, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) gần đây đưa ra quan điểm không đồng nhất về động thái chính sách tiền tệ tiếp theo.

Chỉ số CPI Mỹ được công bố ngày 12/04 ở mức 5%, thấp hơn dự báo trước đó. Đây là tín hiệu tốt cho thị trường chung. Tuy nhiên, báo cáo việc làm vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố cuối tuần trước cho thấy, nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo thêm được 236,000 việc làm mới trong tháng 3 vừa qua. Trong khi tăng trưởng việc làm tháng 2 cũng được điều chỉnh tăng lên 326,000 việc làm mới thay vì 311,000 việc làm mới như số liệu ước tính ban đầu. Do đó, thị trường dự đoán chung là Fed còn một đợt tăng 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 5 tới đây. Chủ tịch Fed tại Philadelphia, Patrick Harker cho biết rằng việc tăng lãi suất có thể sắp kết thúc.

Hàn Quốc tiếp tục giữ nguyên lãi suất hiện tại.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức 3.5% bất chấp những rủi ro từ lạm phát cao, nền kinh tế chậm lại và bất ổn tài chính gia tăng.

Làn sóng covid mới đang lan ở nhiều nước châu Á.

Các quốc gia ở khu vực châu Á đang chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh trong thời gian gần đây. Singapore, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Philippines đều ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt từ trong vài tuần gần đây. Các nước đang đưa ra các biện pháp phòng ngừa mới tại trường học và giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu để phát hiện các ca bệnh và ngăn chặn sự lây lan, tổ chức diễn tập để sẵn sàng ứng phó với diễn biến xấu.

2. Tin trong nước

Chương trình kết nối ngân hàng – doanh với mức lãi suất hỗ trợ ở mức 2%.

Ngày 13/4, 4 ngân hàng gồm: ACB, Sacombank, Vietcombank chi nhánh Thủ Đức, Agribank chi nhánh 9 ký kết các khoản vay 2,984 tỷ đồng lãi với suất ưu đãi từ 1.5-2% cho các doanh nghiệp. Toàn bộ khoản tín dụng ký kết này sẽ được ngân hàng giải ngân theo phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần vào các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế thành phố sau đại dịch Covid-19.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp khởi sắc

Thống kê mới đây của Bộ Tài chính cho thấy, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới trong quý 1 năm 2023 đã tăng cao trở lại, sau khi có Nghị định 08 năm 2023 của Chính phủ về một số tháo gỡ cơ chế, chính sách để khơi thông vướng mắc trong lĩnh vực này. Lãi suất phát hành bình quân cũng ở mức hợp lý là 7,75%/năm, tức là chỉ tương đương, thậm chí không hấp dẫn bằng lãi suất huy động của ngân hàng thương mại.

VNBA kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng trong việc phát hành trái phiếu.

Chuyên gia hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và VNBA cùng các thành viên thị trường đồng quan điểm rằng không nên đánh đồng các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Vì ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, giữ vai trò huyết mạch nền kinh tế. Do đó, nhu cầu huy động vốn cao để cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế. Đặc biệt, là ngân hàng có hệ thống giám sát quản lý tương đối chuẩn chỉnh. Việc quy định điều kiện các TCTD phát hành trái phiếu riêng lẻ như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác là chưa phù hợp với đặc thù của các TCTD. Để tháo gỡ kịp thời vướng mắc nêu trên của các TCTD, các bên đề xuất TCTD không phải thực hiện việc báo cáo và kiểm toán báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ để công bố thông tin định kỳ cũng như làm căn cứ phát hành các đợt trái phiếu mới. Ngoài ra, trong thời gian chưa thực hiện kiểm toán được, VNBA kiến nghị Chính phủ cho phép các TCTD tạm hoãn thực hiện một số quy định tại Nghị định 65 đến hết 30/6/2023.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Lãi suất VND: Lãi suất tiếp tục tăng ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống. Chốt ngày 14/4, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 5.45% (+0.39%); 1 tuần 5.52% (+0.32%); 2 tuần 5.53% (+0.2%); 1 tháng 5.63% (+0.07%) so với phiên cuối tuần trước đó

Lãi suất USD: Tăng – giảm nhẹ qua các phiên. Phiên cuối tuần 14/4, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4.62% (-0.01%); 1 tuần 4.74% (-0.01%); 2 tuần 4.88% (không thay đổi) và 1 tháng 5% (không thay đổi) so với phiên cuối tuần trước đó.

Thời hạn

Kết tuần 5 tháng 3 (31/3/23) Kết tuần 1 tháng 3 (07/04/23) Kết tuần 2 tháng 3 (14/04/23) Biến động

Qua đêm

1.5 5.06 5.45 +0.39

1 tuần

2.2 5.2 5.52 +0.32

2 tuần

2.73 5.33 5.53

+0.2

1 tháng 4.5 5.56 5.63

+0.07

 

Bảng: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà Nước

 

Dự báo thị trường tiền tệ

  • Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục tăng nhưng vẫn còn cách xa lãi suất đỉnh điểm khi thị trường thiếu thanh khoản. Việc lãi suất liên ngân hàng đã tăng trở lại sau khi giảm sâu vào thời kỳ cuối tháng 3 cho thấy, nhu cầu vốn tại một số ngân hàng đã gia tăng mạnh hơn sau thời kỳ trầm lắng, qua đó phát đi tín hiệu về tín dụng ngân hàng có thể đang nhúc nhích tăng tốc.
  • Với diễn biến tăng lãi suất liên ngân hàng trong các tuần vừa qua, các chuyên gia cho rằng chưa thể kỳ vọng sẽ có một dòng vốn tín dụng được bơm mạnh ra thị trường. Trước mắt, các NHTM cùng NHNN sẽ tiếp tục thận trọng điều tiết thị trường, sử dụng linh hoạt các công cụ trên thị trường mở, đảm bảo đủ vốn phục vụ tăng trưởng tín dụng một cách an toàn và bền vững.
  • Ngoài ra, áp lực lạm phát trong nước giảm bớt, đồng thời là thái độ mềm dẻo hơn của FED trong điều hành chính sách tiền tệ. Do đó, NHNN có thể vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành.

 

2. Thị trường Trái phiếu chính phủ

Trên thị trường sơ cấp: Ngày 12/04, KBNN huy động 8,500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, khối lượng trúng thầu là 7,193 tỷ đồng (đạt 85%). Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được toàn bộ 2,000 tỷ gọi thầu, 10 năm là 1,000/2,000 tỷ, 15 năm là 4,193/4,500 tỷ. Lãi suất trúng thầu lần lượt tại 5 năm 2.8% (không thay đổi); 10 năm 3.28% (-0.02%), 15 năm 3.4% (không thay đổi) so với phiên trước đó.

 

Trên thị trường thứ cấp: Giá trị giao dịch đạt trung bình 5,205 tỷ đồng/phiên, giảm mạnh so với mức 8.285 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ giảm ở hầu hết các kỳ hạn, ngoại trừ kỳ hạn 30 năm. Chốt phiên 14/04, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 2.7% (-0.08%); 2 năm 2.72% (-0.15%); 3 năm 2.75% (-0.05%); 5 năm 2.79% (-0.09%); 7 năm 2.98% (-0.08%); 10 năm 3.29% (-0.08%); 15 năm 3.42% (-0.1%); 30 năm 3.88% (không thay đổi).

Kỳ hạn

Lãi suất trúng thầu TPCP ngày 12/04 (KBNN) Biến động so với phiên gọi thầu gần nhất

5 năm

2.8%
10 năm 3.28%

-0.02%

15 năm 3.4%

 

Kỳ hạn

Khối lượng gọi thầu KBNN ngày 19/04 (tỷ VND)

5 năm

2,000

10 năm

1,500

15 năm

3,000

30 năm

500

 

Bảng: Kết quả trúng thầu và khối lượng gọi thầu trên thị trường sơ cấp

 

Dự báo thị trường TPCP

  • Thị trường TPCP tiếp tục duy trì được những diễn biến tích cực thông qua việc giảm/ giữ nguyên lãi suất trúng thầu trên thị trường sơ cấp và lãi suất trên thị trường thứ cấp.
  • Thị trường hấp thụ khoảng 85% giá trị gọi thầu trong phiên ngày 12/04. Tâm lý NĐT dần được cải thiện nhờ sự ổn định của thị trường. Dự báo, trong ngắn hạn, thị trường tiếp tục duy trì được trạng thái tích cực trong điều kiện hiện nay.

3. Thị trường mở

Thị trường mở tuần từ 10/04 – 14/04, NHNN chào thầu 160,000 tỷ đồng trên kênh cầm cố, chia đều cho 2 kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày, đều với lãi suất 5%; có 66,781.34 tỷ đồng trúng thầu, có 986.48 tỷ đồng đáo hạn. NHNN không chào thầu tín phiếu và cũng không có tín phiếu đáo hạn trong tuần qua.

Như vậy, NHNN bơm ròng ra thị trường 65,794.86 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tăng lên mức 71,395.77 tỷ VND, tín phiếu NHNN giữ ở mức 110,699.8 tỷ VND.

4. Thị trường ngoại hối

Trong tuần qua, tỷ giá tăng giảm đan xen trong tuần và giảm mạnh vào cuối tuần

  • Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng giảm nhẹ trong tuần vừa qua. Chốt ngày 14/04, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23,588 VND/USD, giảm 15 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Tỷ giá LNH không biến động so với cuối tuần trước đó. Phiên cuối tuần 14/4, tỷ giá LNH đóng cửa tại 23,450 VND/USD.
  • Tỷ giá trên thị trường tự do tăng giảm đan xen trong tuần. Chốt phiên 14/4, tỷ giá giảm 10 đồng ở chiều mua vào 20 đồng ở chiều bán ra so với tuần trước, giao dịch tại 23,400 VND/USD ở chiều mua vào và 23,450 VND/USD ở chiều bán ra.

 

Tỷ giá ngày 10/04/2023 Tỷ giá ngày 17/04/2023

Ngoại tệ

Mua Bán Mua Bán Thay đổi

USD

23,450 24,730 23,450 24,705 -25

EUR

24,450 27,024 24,584 27,172 +148

JPY

169 187 167 185

-2

GBP 27,845 30,776 27,763 30,685

-91

CHF 24,752 27,357 25,017 27,651

+294

AUD 14,937 16,510 14,998 16,577

+67

CAD 16,596 18,343 16,750 18,513

+170

 

Bảng: Tỷ giá giao dịch tham khảo tại Sở giao dịch NHNN

Nguồn: Website NHNN

 

Dự báo thị trường ngoại hối

  • Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương nhấn mạnh diễn biến tỷ giá đang ổn định. VND là một trong những đồng tiền ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là một trong những cơ sở để Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành 0.5-1%/năm.
  • Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, TS. Võ Trí Thành cho biết thêm: áp lực từ bên trong lẫn bên ngoài dịu bớt là những yếu tố giúp cho tỷ giá ổn định. CPI Mỹ thấp hơn dự kiến, FED đã thận trọng hơn trong chính sách tiền tệ. Trong nước, lạm phát được kiểm soát, thêm vào đó, là dòng ngoại tệ đến từ các thương vụ bán vốn, giải ngân các khoản vay ngoại tệ của Vietcombank, SHB, SeABank, VPBank… từ các hợp đồng tín dụng quốc tế. Những yếu tố này giúp NHNN tiếp tục mua ngoại tệ vào để củng cố Qũy dự trữ ngoại tệ quốc gia, góp phần ổn định thị trường tỷ giá trong nước.

 

Quyền miễn trừ trách nhiệm:

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, nhóm thực hiện báo cáo là Phòng Nguồn vốn và Đầu tư – Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.