Chia sẻ:

AMD tiếp tục giảm sàn, VN-Index duy trì vững sắc xanh

Về cuối phiên sáng, giao dịch trên thị trường vẫn là sự phân hóa chính ở nhóm cổ phiếu trụ cột, trong đó, các cổ phiếu như ROS, PLX, BID, CTG, STB, ACB… là trụ đỡ chính giúp chỉ số VN-Index duy trì vững sắc xanh và giúp chỉ số HNX-Index không còn giảm điểm. Khép phiên sáng, ROS tăng trần lên 112.700 đồng/CP và khớp lệnh được gần 1 triệu cổ phiếu. PLX tiếp tục tăng 1.000 đồng lên 63.60 đồng/CP. BID tăng 350 đồng lên 19.200 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 2,8 triệu cổ phiếu.

 

Ở chiều ngược lại, sắc đỏ vẫn bao trùm lên khá nhiều cổ phiếu lớn khác là FPT, VNM, KDC, HSG… vẫn đồng loạt giảm. PVD tiếp tục giảm 350 đồng xuống 14.200 đồng/CP.

 

 

Đáng chú ý, BHS cuối phiên sáng bất ngờ tăng mạnh trở lại 500 đồng lên 20.800 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất thị trường, đạt hơn 9,2 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, AMD đang có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp với khối lượng khớp lệnh hơn 4 triệu cổ phiếu và còn dư bán giá sàn gần 1 triệu cổ phiếu.

 

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 3,69 điểm (0,49%) lên 753,41 điểm. Toàn sàn có 108 mã tăng, 110 mã giảm và 97 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 101 triệu cổ phiếu, trị giá trên 2.073 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 231,8 tỷ đồng.

 

Chỉ số HNX-Index đi ngang và dừng ở mức 97,37 điểm. Toàn sàn có 63 mã tăng, 77 mã giảm và 213 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 33,5 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 335 tỷ đồng.

 

Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới với những diễn biến giằng co phân hóa. Tuy nhiên với sự dẫn dắt của nhiều cổ phiếu trụ cột nên chỉ số VN-Index vẫn duy trì được sắc xanh, trong đó, PLX bất ngờ tăng mạnh 1.600 đồng lên 64.200 đồng/CP.

 

ROS tăng trần lên 112.700 đồng/CP. Cuối tuần qua, quỹ ETF MV Index Solutions (MVIS) chính thức công bố kỳ đảo danh mục quý II/2017 của chỉ số MVIS Vietnam Index. MVIS Vietnam Index chỉ thêm duy nhất cổ phiếu ROS vào danh mục. Trong khi đó MVIS Vietnam Index đã bất ngờ loại PVD và PVS ra khỏi danh mục đầu tư kỳ này.

 

Hiện giờ PVD đang giảm 350 đồng xuống 14.200 đồng/CP, còn PVS đứng giá tham chiếu 16.600 đồng/CP.

 

Trong khi đó, các cổ phiếu lớn khác là BVH, HSG, VCB, VNM, LAS, ACB… đều chìm trong sắc đỏ và gây ra áp lực rất lớn lên hai chỉ số.

 

Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, FLC tăng mạnh 340 đồng lên 7.360 đồng/CP và dẫn đầu khối lượng khớp lệnh sàn HOSE, đạthơn 6 triệu cổ phiếu.

 

Sau khoảng 50 phút giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,95 điểm (0,26%) lên 751,67 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 41,2 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 857 tỷ đồng.

 

Chỉ số HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,27%) xuống 97,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 12,9 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 124 tỷ đồng.

 

SSI Retail Research cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong các phiên giao dịch đầu tuần và kiểm định các mức giá hỗ trợ gần nhất 745 điểm của chỉ số VN-Index và 173 điểm của chỉ số HNX30. Đồng thời, theo hệ thống chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn, SSI Retail Research đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao và áp lực điều chỉnh có thể sẽ còn tiếp diễn trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, SSI Retail Research nhận thấy dòng tiền có sự dịch chuyển từ những nhóm cổ phiếu Largecaps đã tăng mạnh sang các nhóm cổ phiếu đầu cơ đã giảm mạnh trước đó, nhưng xu hướng này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.

 

Hệ thống chỉ báo xu hướng của SSI Retail Research vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và giữ mức cắt lỗ của chỉ số VN-Index ở mức 741.91 điểm và nâng mức cắt lỗ của chỉ số HNX-Index lên mức 95.05. Do đó, SSI Retail Research khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức 40% danh mục và hạn chế mua mới hoặc chỉ nên xem xét tỷ trọng thấp ở các cổ phiếu đã xác nhận xu hướng tăng như trong bảng đánh giá của SSI Retail Research.

 

Bình An

 


Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.