Kết thúc phiên 13/1, chứng khoán Mỹ trái chiều khi nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề lợi suất trái phiếu, bất ổn chính trị sắp xảy ra ở Washington và đại dịch vẫn đang hoành hành.
Dữ liệu thống kê từ năm 2011 tới nay cho biết quý 1 thường là giai đoạn chỉ số VN-Index có biến động tích cực nhất trong năm với xác suất tăng điểm cao nhất. Trong 10 năm qua, chỉ có 3 lần VN-Index giảm điểm trong quý 1, đó là năm 2011, năm 2016 và năm 2020.
Kết thúc phiên 12/1, chứng khoán Mỹ gần như đi ngang khi nhà đầu tư cân nhắc về khả năng lãi suất tăng cao, gói kích thích bổ sung và tình trạng bất ổn chính trị.
Chốt phiên giao dịch đầu tuần ngày 12/1, giá dầu cao nhất 11 tháng, khí tự nhiên cao nhất 3 tuần, vàng tăng trở lại, ngô, đậu tương và lúa mì cao nhất nhiều năm, trong khi giá sản phẩm thép, cà phê và đường giảm, cao su thấp nhất 1 tuần.
Các biện pháp hạn chế virus Covid-19 trên toàn cầu gia tăng và đồng USD cao nhất gần 3 tuần, kéo hầu hết các mặt hàng đều giảm. Chốt phiên giao dịch đầu tuần ngày 11/1, giá vàng thấp nhất 6 tuần, bạc thấp nhất gần 1 tháng, đồng, quặng sắt, các sản phẩm thép, than cốc, cà phê, đậu tương, ngô và lúa mì đồng loạt giảm.
Kết thúc phiên 9/1, chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm khi nhà đầu tư cân nhắc lại về mức định giá và triển vọng của gói kích thích bổ sung, cùng tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra.
Thống kê cho biết từ ngày 9/4/2018, thời điểm VN-Index đạt đỉnh lịch sử tới nay, sàn HoSE có tới 160 mã ghi nhận mức tăng trưởng từ 20% trở lên, đây là con số lợi nhuận lớn hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm trong cùng giai đoạn.