Chia sẻ:

Phân tích kỹ thuật – Phần 4: Đường và kênh xu hướng

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về đường hỗ trợ, kháng cự, đây là 1 trường hợp của đường, kênh xu hướng. Trong bài viết này, Chứng khoán An Bình (ABS) sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về đường và kênh xu hướng.

Đường xu hướng (Trendline)

Đường xu hướng thể hiện chiều hướng di chuyển của giá, là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật. Bạn cần xác định được xu hướng thị trường, xu hướng của cổ phiếu để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.

Các trạng thái của xu hướng giá

  • Uptrend: Giá có xu hướng tăng giá. Là tập hợp một dãy các đỉnh và đáy theo chiều tăng lên, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. Là thời điểm nên mua vào và chờ giá lên tiếp.
  • Downtrend: Giá có xu hướng giảm giá, cho thấy các đỉnh và đáy theo chiều đi xuống, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Là thời điểm nên bán ra hoặc tạo vị thế bán (trong thị trường Phái sinh) với quan điểm sẽ mua lại ở mức giá thấp hơn.
  • Sideways: Là thời kỳ xu hướng đi ngang, giá sẽ biến động trong một khoảng xác định, nhà đầu tư dựa vào phân tích kỹ thuật không nên tham gia vào thị trường thị trường lúc này do thị trường chưa rõ xu hướng tăng hay giảm.

Vẽ đường xu hướng thế nào cho đúng?

  • Bạn cần tìm ít nhất 2 đỉnh chính hoặc 2 đáy chính để nối lại với nhau thành 1 đường thẳng.
  • Không bao giờ vẽ xu hướng theo kiểu điều chỉnh nó cho vừa, vì đơn giản bạn vẽ đường xu hướng không phù hợp với thị trường thì nó sẽ bị sai, mất đi ý nghĩa và làm cho bạn phán đoán sai diễn biến của thị trường

Các tính chất của đường xu hướng

  • Càng nhiều điểm vẽ xác định thì đường trendline càng có ý nghĩa.
  • Càng tồn tại lâu thì đường trendline càng có hiệu lực
  • Càng có độ dốc càng lớn, đường xu hướng càng dễ bị phá vỡ. Ngược lại nếu độ dốc quá ít hay quá xa với biến động giá thì ít có ý nghĩa. Trường hợp này, ta nên vẽ lại đường xu hướng để tăng tính hiệu quả
  • Khi đường xu hướng bị phá vỡ, các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ sẽ đổi vai trò cho nhau. Ngưỡng kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ và ngưỡng hộ trợ sẽ trở thành kháng cự

 

Những dấu hiệu khi một xu hướng bị phá vỡ

  • Giá đóng cửa dưới đường xu hướng có ý nghĩa hơn một sự phá vỡ đường xu hướng trong ngày.
  • Sử dụng điều kiện 3%, tức là dưới mức 3% so với mức giá đường xu hướng xác lập
  • Quy tắc 2 ngày: Đề phòng tín hiệu giả rằng đường xu hướng bị phá vỡ, nếu giá ngày 2 vẫn không về đường xu hướng, coi như xu hướng bị phá vỡ.
  • Giá mục tiêu khi phá vỡ xu hướng: giá của xu hướng mới sẽ di chuyển một đoạn đúng bằng khoảng cách đạt được ở xu hướng cũ.

Kênh xu hướng (Channel Line)

Được tạo thành từ một đường xu hướng và một đường thẳng song song với nó vẽ từ một đỉnh (trường hợp tăng giá) hay từ một đáy (trường hợp giảm giá). Đây là một thước đo không chính thức cho biết xu hướng có thể tiến xa đến mức nào tại điểm dịch chuyển cao nhất (hoặc thấp nhất) của nó.

 

Tương tự như đường xu hướng, kênh xu hướng được chia thành kênh tăng giá (Up channel), kênh giảm giá (down channel) và kênh đi ngang (sideways channel)

 


 

Series các bài viết Phân tích kỹ thuật

 

Phần 1: Phân tích kỹ thuật là gì?

 

Phần 2: Lựa chọn khung thời gian phù hợp với chiến lược đầu tư

 

Phân tích kỹ thuật – Phần 3: Ngưỡng hỗ trợ, kháng cự

————————————-

Series các bài viết khác của ABS

 

1.  Series PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
2. Series ĐỌC HIỂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH

—————————

Huấn luyện viên đầu tư ABS

Follow page ABS để tiếp tục nhận được các bài viết kiến thức đầu tư:  Tại đây

Link tải App ABS Invest với đầy đủ bộ công cụ hỗ trợ đầu tư: Tại đây